Những lợi ích và rủi ro pháp lý đối với phƣơng thức chuyển tiền của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh doanh thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 45)

nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh doanh thƣơng mại.

Chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán đơn giản nhất, nội dung của phƣơng thức này là ngƣời chuyển tiền thông qua ngân hàng chuyển tiền cho ngƣời hƣởng lợi. Tuy nhiên trong phƣơng thức này ngân hàng chỉ làm trung gian, việc có nhận đƣợc tiền thanh toán hay không hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của các bên và những thỏa thuận về mốc thời gian giá trị thanh toán … Vì vậy quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hƣởng khi có những trục trặc trong giao dịch hoặc xảy ra tranh chấp.

Ƣu điểm đối với nhà xuất khẩu, nhập khẩu là thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho ngƣời chuyển tiền, thời gian chuyển tiền ngắn nên ngƣời thụ hƣởng có thể nhanh chóng nhận đƣợc tiền. Tuy vậy, nhƣợc điểm trong thanh toán chuyển tiền lại là quá trình chu chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (ngƣời chuyển tiền – nhà nhập khẩu và ngƣời thụ hƣởng – nhà xuất khẩu). Khi chuyển tiền trƣớc, nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt khác, lại có khi rủi ro hoàn toàn khách quan nhƣ biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ƣớc bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hƣởng đến đối tác làm ăn. Do việc thanh toán chủ yếu đƣợc thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía

39

ngƣời chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi ngƣời thụ hƣởng đã nhận tiền. Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực hiện. Chính vì vậy, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng thức chuyển tiền để thanh toán các khoản chi tiêu phi thƣơng mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa trị giá hợp đồng nhỏ; thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn) vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của ngƣời bán, nếu bên mua cố tính dây dƣa, kéo dài việc thanh toán.

Thực tế hiện nay khi xuất khẩu cho Việt Nam, nhiều công ty nƣớc ngoài yêu cầu nhà nhập khẩu phải chuyển tiền thanh toán trƣớc một phần hoặc toàn bộ trị giá lô hàng. Mặc dù đa số các đòi hỏi này của phía nƣớc ngoài là bắt nguồn từ việc nhà xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của bạn hàng Việt Nam nhƣng trong thời gian qua cũng có không ít các công ty nƣớc ngoài lợi dụng việc này để không thực hiện nghiêm túc việc giao hàng, gây ra rủi ro cho phía Việt Nam. Điển hình nhƣ trƣờng hợp của Công ty TNHH Kỹ thuật và Chuyển giao công nghệ Trƣờng Giang thông qua mạng Internet đã tìm đƣợc bạn hàng là công ty Máy tính Masuri, Malaysia. Công ty Trƣờng Giang đã ký một hợp đồng nhập khẩu màn hình máy tính của Công ty Masuri, trị giá USD9.800 theo điều kiện phía Việt Nam chuyển tiền trả trƣớc 50% giá trị hợp đồng. Nhƣng sau khi ứng trƣớc tiền, công ty Trƣờng Giang không nhận đƣợc hàng vì ngƣời bán Malaysia đã bị phá sản. Hoặc nhƣ Công ty liên doanh X ký hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất tã giấy trẻ em trị giá JPY42.300.000 (JPY- đồng Yên của Nhật Bản) theo điều kiện chuyển tiền ứng trƣớc 10% trị giá hợp đồng, 80% trị giá hợp đồng thanh toán bằng L/C trả ngay và 10% còn lại thanh toán bằng phƣơng thức chuyển tiền sau khi máy móc đã đi vào sản xuất. Tuy nhiên, ngƣời bán giao hàng chậm hai tháng

40

so với hợp đồng làm cho công ty liên doanh X không có máy móc thiết bị để kịp đi vào sản xuất. Hoặc Công ty XNK X tỉnh A ký hợp đồng mua hàng của công ty Alliance với phƣơng thức thanh toán ứng trƣớc 100% giá trị hợp đồng. Nhƣng khi ngƣời mua đã chuyển tiền ứng trƣớc, công ty Alliance sau khi nhận tiền đã không giao hàng đúng thời hạn và chất lƣợng nhƣ hợp đồng đã ký, gây thiệt hại cho công ty XNK X vừa phải chịu lãi vay ngân hàng, vừa phải chịu tổn thất do phải giảm giá hàng. Nguyên nhân của những trƣờng hợp rủi ro này chủ yếu là vì phía Việt Nam chƣa tìm hiểu kỹ thông tin về bạn hàng, chú trọng nhiều đến vấn đề giá cả mà không để ý đến khả năng và uy tín của ngƣời xuất khẩu nên bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh.

Rủi ro trong phƣơng thức chuyển tiền không chỉ đến với các doanh nghiệp Việt Nam khi đứng ở vai trò ngƣời nhập khẩu mà cả khi xuất khẩu cũng gặp không ít. Hiện nay, khi xuất hàng thủy sản đi Mỹ, một số doanh nghiệp Việt Nam vì muốn xuất đƣợc hàng đã chọn phƣơng thức thanh toán chuyển tiền trả chậm từ 30 đến 45 ngày sau khi hàng đã đƣợc tổ chức kiểm dịch cá của Mỹ kiểm định và xác nhận hàng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ, việc chấp nhận phƣơng thức thanh toán này đã phát sinh tình trạng ngƣời bán Việt Nam bị chiếm dụng vốn dài ngày, ngƣời bán không những phải chịu lãi vay ngân hàng mà việc định kỳ hạn nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng, phải gia hạn nợ do tiền bán hàng không thu về kịp theo dự kiến nhƣ trƣờng hợp của công ty TNHHXNK Navico, khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, hầu nhƣ các hợp đồng xuất hàng thủy sản của công ty đều chấp nhận điều kiện thanh toán trên. Hoặc nhƣ trƣờng hợp công ty TNHH XNK Y tỉnh A ký hợp đồng xuất hàng thủy sản cho công ty Seafood, Hồng Kông theo phƣơng thức thanh toán chuyển tiền sau 15 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn nhƣng sau khi phía công ty Việt Nam đã giao hàng, ngƣời mua vẫn trì hoãn hơn 2 tháng sau mới thanh toán. Hoặc một ví dụ khác nhƣ trƣờng hợp Công ty H (ở Việt Nam) ký hợp đồng bán 50.000 thùng hột vịt muối cho

41

công ty T (ở Hồng Kông). Theo hợp đồng ngày giao hàng đợt đầu tháng 9/2005 là 15.000 thùng, điều kiện giao hàng CIF Hồng Kông (Incoterms 2000), thanh toán bằng L/C không huỷ ngang. Ngày 27/08/2005 ngƣời mua gửi thƣ cho công ty H với nội dung chƣa mở đƣợc L/C do còn mắc một số thủ tục ở Hồng Kông nên đề nghị công ty H cứ giao hàng mà không chờ L/C, ngƣời mua sẽ thanh toán bằng TTR (phƣơng thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn). Vì hàng đã sẵn sàng để giao xuống tàu và cũng tin tƣởng ở những lời hứa hẹn hợp tác, hữu nghị của bạn hàng, công ty H đã chấp thuận đề nghị của công ty T (mà thực chất là chuyển từ phƣơng thức thanh toàn bằng L/C qua TTR). Trong trƣờng hợp này, lẽ ra công ty H phải yêu cầu ngƣời mua chuyển tiền thanh toán trƣớc khi giao hàng xuống tàu hoặc chậm nhất là khi tàu rời cảng xếp hàng để hạn chế rủi ro, nhƣng công ty H đã không làm đuợc việc đó. Kết quả là công ty T (Hồng Kông) đã nhận 15.000 trứng vịt muối nhƣng cố tình không thanh toán sòng phẳng cho H với lý do: cỡ hàng kém phẩm chất, bao bì đóng gói không đúng quy cách, hàng giao chậm… để trì hoãn thanh toán và chiếm dụng vốn công ty H.

Trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian nên về cơ bản không có rủi ro dẫn đến mất tiền. Tuy nhiên, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam, khi thực hiện chức năng thanh toán quốc tế do Nhà nƣớc giao cho, ngân hàng cũng đồng thời thực hiện luôn chức năng trực tiếp quản lý ngoại hối và giám sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại mà Nhà nƣớc đã đề ra. Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc nếu để cho khách hàng của mình làm ăn phi pháp, chuyển tiền ra nƣớc ngoài, gây thất thoát ngoại tệ của đất nƣớc. Trong thời gian vừa qua, nhiều kẻ gian đã lợi dụng chính sách của Chính phủ để thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thực hiện việc rửa tiền và chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài. Năm 2000, tại Chi nhánh

42

tỉnh A của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, cán bộ thanh toán của ngân hàng mặc dù đã biết hợp đồng nhập khẩu giả mạo nhƣng vẫn thông đồng với khách hàng, tiến hành thanh toán để một doanh nghiệp của Việt Nam chuyển bất hợp pháp gần USD200.000 ra nƣớc ngoài. Hoặc nhƣ năm 2001, Chi Nhánh B tại Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nhận đƣợc bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đã đƣợc thanh toán một phần bởi ngân hàng thƣơng mại cổ phần Techcombank, nhƣng khách hàng gian lận lại chuyển đến thanh toán lần thứ hai qua ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cán bộ thanh toán do không có trình độ và không kiểm tra kỹ vẫn tiến hành thanh toán nên đã tiếp tay cho kẻ gian rửa tiền và chuyển ra nƣớc ngoài.

Ngoài những rủi ro xảy ra do ý chí của các bên thanh toán thì cũng có một số trƣờng hợp lệnh chuyển tiền đi của khách hàng trong nƣớc cung cấp chi tiết không chính xác tên ngân hàng nhận tiền, cán bộ thanh toán của ngân hàng lại không có kinh nghiệm trong lựa chọn ngân hàng thanh toán phù hợp với thị trƣờng cần chuyển trả, chỉ thực hiện theo lệnh chủ tài khoản gây nên tình trạng điện thanh toán bị trả lại nhƣng không đƣợc nguyên vẹn số tiền đã chuyển vì đã bị ngân hàng nƣớc ngoài trừ phí thanh toán, gây thiệt hại cho ngƣời chuyển nhƣ trƣờng hợp ngày 18/10/2001, ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam không thực hiện đƣợc lệnh chi của công ty VTSB, số tiền USD1.850 của ngƣời hƣởng là Morbrin Salei có tài khoản tại ngân hàng Bank Bali Capem, Palembang trong khi giấy đòi tiền của ngƣời hƣởng lại do ngân hàng Bank Bumi Daya phát lệnh. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do chƣa có kinh nghiệm đã không chọn ngân hàng Bank Bumi Daya làm ngân hàng trung gian thanh toán mà chọn một ngân hàng ở Indonesia làm ngân hàng trung gian thanh toán, kết quả là lệnh thanh toán bị trả về những không trọn vẹn số tiền đã chuyển.

43

tiền chỉ có lợi cho ngƣời nhập khẩu, bởi vì ngƣời nhập khẩu nhận hàng xong thì mới phải chuyển tiền trả cho ngƣời xuất khẩu. Phƣơng thức chuyển tiền hiện nay đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở các nƣớc phát triển do những ƣu điểm của nó. Nếu chỉ tính riêng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu thì tỷ trọng của phƣơng thức chuyển tiền đạt gần 30% giá trị thanh toán. Còn nếu tính trên giá trị thanh toán quốc tế nói chung, phƣơng thức chuyển tiền chiếm đến hơn 70%.

Ở nƣớc ta, chuyển tiền ít đƣợc sử dụng trong thanh toán ngoại thƣơng, chỉ khoảng 10% giá trị thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và thƣờng tập trung ở một số ngân hàng thƣơng mại có uy tín trên thị trƣờng quốc tế; khi thanh toán những hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc kết hợp với các phƣơng thức thanh toán khác trong những hợp đồng có điều kiện thanh toán hỗn hợp bằng nhiều phƣơng thức khác nhau; khi trả tiền ứng trƣớc, tiền thừa, tiền bồi thƣờng và những chi phí mậu dịch liên quan đến xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, phƣơng thức này lại đƣợc áp dụng rất phổ biến trong các trƣờng hợp thanh toán phi mậu dịch nhƣ chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền đầu tƣ, viện trợ, thanh toán các khoản phí [14]…

Ngoài những trƣờng hợp trên với vai trò là một phƣơng thức thanh toán độc lập, chuyển tiền còn là bƣớc cuối cùng của tất cả phƣơng thức thanh toán quốc tế khác và là khâu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Vì vậy nếu xét theo nghĩa rộng là chuyển tiền trong thanh toán quốc tế thì đây là nghiệp vụ đƣợc áp dụng rộng rãi nhất vì bản chất của thanh toán quốc tế chính là chuyển tiền.

Tóm lại, sử dụng phƣơng thức thanh toán này có ƣu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chi phí thƣờng không lớn. Tuy nhiên, chuyển tiền là phƣơng thức thuộc nhóm thanh toán không kèm chứng từ nên mức độ rủi ro cho ngƣời hƣởng lợi cao do việc thanh toán có

44

đƣợc thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời chuyển tiền. Vì vậy, phƣơng thức này phù hợp nhất khi hai bên có đã có quan hệ hợp tác lâu dài, có sự tín nhiệm lẫn nhau và ngân hàng tham gia thanh toán là ngân hàng có uy tín cao, khả năng thanh toán tốt.

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 45)