Những lợi ích và rủi ro pháp lý đối với phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 61)

dụng chứng từ của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh doanh thƣơng mại

Thanh toán bằng thƣ tín dụng là một hình thức thanh toán có nhiều ƣu điểm, rất an toàn và tỏ ra phù hợp với quyền lợi của hầu hết các bên có liên quan (bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng đại lý). Tuy nhiên, do đặc tính an toàn cao đối với ngƣời sử dụng nên về khía cạnh kỹ thuật, hình thức thanh toán này khá phức tạp và đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất cũng nhƣ quy trình kỹ thuật của nó. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc nguy cơ gặp các rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch.

Ngày nay, khi các nền kinh tế trên thế giới đang có xu hƣớng xích lại gần nhau dƣới tác động khách quan của quá trình toàn cầu hoá thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng trong thƣơng mại quốc tế ngày càng có cơ hội phát triển mạnh.

55

đảm bảo đƣợc quyền lợi cho nhà sản xuất cao nhất so với các phƣơng thức thanh toán khác. Tuy nhiên nó không phải là phƣơng thức thanh toán tuyệt đối an toàn cho các bên tham gia. Vẫn còn một số rủi ro cho cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các bên ngân hàng tham gia.

Thƣ tín dụng là cơ sở pháp lý chính của việc thanh toán, nó ràng buộc các bên hữu quan tham gia vào phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ nhƣ: nhà nhập khẩu (ngƣời mở L/C), ngân hàng phát hàng L/C, nhà xuất khẩu (ngƣời hƣởng lợi L/C), ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu … Còn hợp đồng ngoại thƣơng chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên nhập khẩu và xuất khẩu.

Thông thƣờng, các công ty sẽ sử dụng L/C trong thời kỳ đầu của quan hệ kinh doanh khi các bên chƣa hiểu rõ nhau. Thanh toán qua L/C đƣợc thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trƣớc, khiếu nại sau”, khi các chứng từ của ngƣời bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thƣ (chứng từ hoàn hảo). Đó chính là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất sau phƣơng thức thanh toán trả trƣớc. L/C thƣờng là không huỷ ngang và luôn luôn đƣợc thanh toán (ngoại trừ trong trƣờng hợp gian lận). Khi sử dụng thoanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 500 hoặc UCP 600) của Phòng Thƣơng mại quốc tế ICC.

Quy định khá chặt chẽ là thế nhƣng trên thực tế có không ít trƣờng hợp các công ty tiến hành thanh toán qua L/C gặp phải nhiều bài học khá đau đớn khi tranh chấp xảy ra. Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) không hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thƣ tín dụng cùng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể doanh nghiệp sẽ mắc phải những sơ sót dẫn đến việc không nhận đƣợc thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh.

Điển hình nhƣ Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture

56

Co., Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thƣ tín dụng L/C để chuyển nhƣợng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thụy Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày. Tiền hàng cũng đƣợc thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP 500.

Có hai điều kiện đuợc quy định cho thƣ tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận đuợc một bộ đầy đủ vận đơn đƣờng biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng cho ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ đuợc cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận đƣợc hàng và hàng đã đƣợc cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vƣợt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhƣng vẫn bảo lƣu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hàng đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lƣu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không đƣợc đảm bảo về chất luợng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận

57

lô hàng này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu đƣợc thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trƣớc hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chƣa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak - ngƣời mở thƣ tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đƣa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” đƣợc thỏa mãn hay chƣa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thƣ tín dụng và cách mà ngƣời ta phải hiểu nó: “Thƣ tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thƣ tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thƣ tín dụng đƣợc thoả mãn, nếu thƣ tín dụng đó dùng để thanh toán (Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”. Bản chất của thƣ tín dụng là ngƣời bán chắc chắn sẽ đƣợc thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ đƣợc xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không đƣợc chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể đƣợc hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận, thƣ tín dụng phải đuợc hiểu theo các thông lệ đƣợc áp dụng cho đối tƣợng này trong thƣơng mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thƣ tín dụng là việc thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong tín dụng đƣợc thỏa mãn và ngƣời hƣởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ đƣợc thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trƣờng hợp này, với việc hàng giao không đƣợc ngƣời mở thƣ tín dụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” đã không đƣợc thoả mãn. Nhƣng theo trọng tài thì việc thƣ tín dụng có đƣợc thanh toán hay

58

không phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời mở thƣ tín dụng (ngƣời mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” nhƣ vậy mâu thuẫn với mục đích của thƣ tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không đƣợc phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trƣớc, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán đƣợc. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtrak thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

Nhƣ vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanh toán hoặc việc cho phép thanh toán cho ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren đƣợc hƣởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Qua vụ việc trên, chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phƣơng thức thanh toán an toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tranh đƣợc rủi ro, các công ty cần nghiên cứu kỹ lƣỡng về đối tác cũng nhƣ những quy định pháp luật về phƣơng thức thanh toán đang đƣợc áp dụng.

Tại Việt Nam, có thể nói hình thức thanh toán bằng L/C chủ yếu đƣợc thực hiện tại Việt Nam kề từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo hƣớng thị trƣờng, đặc biệt là khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994. Đến nay, sau hơn mƣời năm thực hiện, trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thanh toán bằng L/C đƣợc áp dụng chủ yếu, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế của các ngân hàng đƣợc phép thực hiện thanh toán quốc tế. Về cơ bản, ở nƣớc ta hiện nay các giao dịch thanh toán bằng L/C trong thanh toán quốc tế gần nhƣ chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế và việc áp dụng UCP hầu nhƣ tuyệt đối mà không bị bất cứ văn bản nào hạn chế. Quy

59

chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 226 ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do ICC phát hành”. Quy định này cho thấy thực tế việc áp dụng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng các văn bản này cho giao dịch thanh toán quốc tế. Lý do có thể rất đơn giản, bởi vì hầu nhƣ nội dung điều chỉnh của các văn bản này còn quá đơn giản, trong khi đó các quy tắc thực hành tín dụng chứng từ của UCP rất chi tiết, hợp lý và đƣợc hầu hết các quốc gia chấp nhận và khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động áp dụng.

So với các phƣơng thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ƣu điểm ở chỗ:

- Đối với nhà xuất khẩu: Đƣợc ngân hàng phát hành L/C (không phải nhà nhập khẩu) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình đƣợc bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.

- Đối với nhà nhập khẩu: Đƣợc ngân hàng phát hành L/C bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chƣa nhận đƣợc bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

Ví dụ minh họa về ƣu điểm của thanh toán bằng L/C nhƣ sau: Nhà nhập khẩu là Công ty kinh doanh thép và vật tƣ thiết bị (Minexim), nhập khẩu thép từ công ty ở Bỉ. Công ty kinh doanh thép và vật tƣ thiết bị (Minexim) mở L/C tại một ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Sau đó, bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam và kiểm tra với các bất hợp lệ: giao hàng từng phần không đƣợc phép, giao hàng thiếu, không xuất trình chứng từ bảo hiểm. Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam chỉ thị ngƣời mua vì chƣa thấy hàng về nên tạm thời từ chối thanh toán bộ chứng từ trên cơ sở bộ chứng từ có bất hợp lệ. Ngƣời bán do nôn nóng muốn nhận tiền hàng lập tức

60

yêu cầu chuyển sang hình thức nhờ thu trả ngay (D/P at sight). Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trở thành ngân hàng trung gian phục vụ khách hàng và tuân thủ quốc tế về quy tắc thống nhất nhờ thu chứng từ bằng cách thông báo chi tiết về bộ chứng từ nhận đƣợc. Ngƣời mua biết hàng hóa vẫn chƣa cập cảng nên cƣơng quyết không nhận bộ chứng từ và đề nghị ngƣời bán rằng sẽ nhận bộ chứng từ và thanh toán khi hàng về cảng. Ngƣời bán do đã gửi hàng và bộ chứng từ khá lâu mà chƣa nhận đƣợc tiền hàng lại không có bất kỳ thông tin nào từ phía ngân hàng thu hộ. Do đã chuyển sang hình thức nhờ thu nên ngân hàng thu hộ không có sự ràng buộc về việc thông báo tình trạng bộ chứng từ cho ngƣời bán trong vòng 5 ngày làm việc theo quy định. Ngƣời bán lại không tin tƣởng ngƣời mua nên không thể tin và chờ ngƣời mua nhận hàng rồi mới thanh toán. Do đó, ngƣời mua thông qua ngân hàng xuất trình yêu cầu hoàn trả chứng từ không đƣợc trì hoãn vì có thể ngƣời bán đã tìm đƣợc đối tác khác để bán với giá cao hơn hoặc có sự lừa đảo là thật sự ngƣời bán chƣa giao hàng nhƣ đã tuyên bố với ngƣời mua. Nhƣ vậy giao dịch này đã không thành, gây ra một số rủi ro: ngƣời mua đang cần hàng mà không có hàng, tiềm ẩn rủi ro bị lừa đảo nếu trả tiền mà không nhận đƣợc hàng; ngƣời bán tốn chi phí để chở hàng cho đối tác khác … Trong tình huống này, khi ngƣời mua và ngƣời bán chƣa thật sự tin tƣởng lẫn nhau thì phƣơng thức tín dụng chứng từ vẫn đảm bảo việc thanh toán của ngƣời mua cho ngƣời bán hơn là phƣơng thức nhờ thu.

Rõ ràng là, nhà nhập khẩu có sở sở tin chắc rằng, ngân hàng phát hành sẽ không trả tiền trƣớc khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng; còn nhà xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận đƣợc tiền hàng xuất khẩu nếu trao cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Nhƣ vậy phƣơng thức L/C đã dung hòa đƣợc lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đây là ƣu điểm vƣợt trội của phƣơng thức này.

61

Một phần của tài liệu Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)