0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO VỀ MẶT PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU HOẶC NHÀ NHẬP KHẨU (Trang 39 -39 )

Hiện nay chƣa có các điều ƣớc quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng thƣ tín dụng. Do vậy, các tập quán và thông lệ quốc tế về vấn đề này đƣợc áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới. Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC), căn cứ trên việc nghiên cứu các giao dịch trong thực tế, những vƣớng mắc phát sinh, cách thức giải quyết trong thanh toán quốc tế, đã ban hành các quy tắc, thông lệ thanh toán quốc tế bao gồm:

1.5.1.1. Bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)

Để thống nhất các quy tắc trong Tín dụng chứng từ, tránh cho các bên tham gia gặp phải khó khăn và hạn chế đƣợc những tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra do luật lệ các nƣớc khác nhau, phòng thƣơng mại Quốc tế (The International Chamber of Commerce – ICC) đã biên soạn “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”. Bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần đầu tiên đƣợc áp dụng vào năm 1993 do Phòng Thƣơng mại quốc tế ban hành nhằm thống nhất những nội dung và sự hiểu biết chung trong giao dịch thƣơng mại quốc tế giữa các khu vực, các châu lục. Trải qua quá trình phát triển của thƣơng mại quốc tế và thực tiễn giao dịch hàng ngày, UCP đã đƣợc sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993. Hiện tại, UCP500 – bản sửa đổi năm 1993, đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng làm cơ sở điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ. UCP500 bao gồm 49 điều khoản, là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối liên hệ trong quá trình sử dụng L/C. UCP500 đã vƣợt qua quãng thời gian tồn tại hơn mƣời năm, vì vậy có những vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn ứng dụng và sự phát triển của các ngành vận tải, bảo hiểm, công nghệ và

33

viễn thông. Hơn nữa UCP500 chứa đựng một số điều khoản không rõ ràng, mập mờ dễ tranh cãi trong quá trình áp dụng.

Vì những lý do trên, tháng 5 năm 2003, Ủy ban ngân hàng của ICC đã ra quyết định sửa đổi UCP500, thành lập nhóm soạn thảo để nghiên cứu, tập hợp ý kiến và dự thảo UCP600. UCP600 bao gồm 39 điều khoản, đã đƣợc hoàn tất vào tháng 10 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. Những thay đổi chính của UCP600 so với UCP500 là:

+ UCP600 bỏ bớt một số điều khoản của UCP500, đó là các điều khoản: 5; 6; 8; 12; 30; 33; 36; 38. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung đã quy định trong 8 điều khoản trên đều bị hủy bỏ mà có nhiều phần ICC đã sắp xếp và đƣa vào một số điều khoản khác.

+UCP600 có thêm một số điều khoản mới nhằm giải thích và thống nhất cách hiểu một số thuật ngữ đƣợc sử dụng trong UCP600 nhƣ: Banking day – ngày làm việc của ngân hàng; Document – chứng từ; Confirmation – xác nhận; Credit – tín dụng; Complying presentation – xuất trình phù hợp ... Đây là sự thay đổi rất tích cực, bởi những thuật ngữ này xuyên xuốt các điều khoản của UCP. Việc nắm vững những thuật ngữ này giúp hạn chế những tranh chấp không đáng có nhờ sự rõ ràng của chúng.

+ Ngoài ra, trong từng điều khoản của UCP cũng thể hiện nhiều sự thay đổi.

Tóm lại, UCP600 thể hiện sự thay đổi tích cực phù hợp với xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế, tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh hơn cho thanh toán tín dụng chứng từ.

1.5.1.2. Một số văn bản pháp lý quan trọng khác

- Điều kiện Thƣơng mại quốc tế năm 2000 (Incoterms 2000).

34

1995, Pub 522, ICC).

- Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng theo phƣơng thức tín dụng chứng từ - bản sửa đổi số 525, năm 1995 (URR, REV 1995, Pub 525, ICC).

- Luật thống nhất về hối phiếu theo công ƣớc Geneva năm 1930 (ULB 1930 Geneva).

- Công ƣớc Geneva về Luật thống nhất về Séc năm 1931 (Geneva Conventions for Check 1931).

- Luật Hối phiếu của Anh năm 1982.

- Công ƣớc của Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế.

- Công ƣớc của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG 1980).

- Công ƣớc Liên hợp quốc về Sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế.

- Công ƣớc quốc tế về Đơn giản hoá và hài hòa thủ tục hải quan sửa đổi. - Công ƣớc của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển (các quy tắc Hamburg).

- Công ƣớc Quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đƣờng biển.

- Công ƣớc về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải hàng không quốc tế.

- Công ƣớc về giải quyết tranh chấp đầu tƣ giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác.

- Công ƣớc về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại.

35

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO VỀ MẶT PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU HOẶC NHÀ NHẬP KHẨU (Trang 39 -39 )

×