Giai đoạn từ 2008 đến nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Pháp lệnh Cán bộ, công chức và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ quy định về hoạt động của cán bộ, công chức, hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế công chức.

Tuy nhiên sau 10 năm, các quy định của pháp luật hiện hành chƣa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, cán bộ công chức; chƣa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân và xã hội; nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ chƣa đƣợc quy định một cách hệ thống và bổ sung đầy đủ thành các nhóm nghĩa vụ và trách nhiệm; chƣa chú trọng đúng mức đến quyền lợi đối với công chức nhƣ chính sách tiền lƣơng, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; các chuẩn mực về đạo đức công vụ chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể; chƣa có quy định về thanh tra công vụ; việc điều động, thuyên chuyển cán bộ, công chức giữa các cơ quan, tổ chức còn bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và ăn khớp giữa các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội với các cơ

quan của nhà nƣớc. Các điều kiện bảo đảm cho công chức để thực thi tốt công vụ chƣa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Ngoài ra, một số quy định về quản lý nhà nƣớc đối với công chức chƣa tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn.

Vì vậy ngày 13/11/2008 Quốc hội đã ban hành Luật Cán bộ, công chức. Luật Cán bộ, công chức đã quy định các nội dung:

- Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, trong đó có nguyên tắc "kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế" [31, Điều 5]. Và "Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị" [31, Điều 7];

- Nội dung quản lý cán bộ, công chức; trong đó có nội dung: "Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ"; "quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lƣợng biên chế" [31, Điều 65];

- Quy định thẩm quyền quyết định biên chế công chức là: Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nƣớc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chủ tịch nƣớc quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nƣớc; Chính phủ quyết định biên chế công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nƣớc; Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế đƣợc Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội [31, Điều 66].

- Quy định về việc thực hiện quản lý cán bộ, công chức, trong đó quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về công chức [31, Điều 67].

Nếu nhƣ năm 1998, năm 2003, chúng ta có Pháp lệnh Cán bộ, công chức (so với Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950) là bƣớc phát triển mới phù hợp với điều kiện chuyển đổi nền kinh tế ở nƣớc ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN thì Luật Cán bộ, công chức lần này là sự tiếp tục đổi mới trong điều kiện nƣớc ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và vị trí của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đang đƣợc khẳng định một cách vững chắc.

Trên cơ sở Luật cán bộ, công chức năm 2008, để điều chỉnh hoạt động quản lý biên chế công chức Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2010/NĐ- CP ngày 08/3/2010 về quản lý biên chế công chức đã quy định nguyên tắc quản lý biên chế công chức, căn cứ xác định biên chế công chức và các nội dung quản lý biên chế công chức. Nhƣ vậy, việc quản lý, sử dụng biên chế công chức cũng thực hiện tƣơng tự nhƣ các quy định trƣớc đây. Nhƣng việc giao và phân bổ biên chế công chức của địa phƣơng thì có khác với trƣớc đây, khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức không phải trình Hội đồng nhân dân thông qua. Sau khi đƣợc cấp cơ thẩm quyền giao biên chế công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định biên chế công chức cho các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Tuy nhiên, Luật cán bộ, công chức chỉ điều chỉnh cán bộ , công chức làm việc trong cơ quan của Đảng , Nhà nƣớc và tổ chức chính trị - xã hội mà không điều chỉnh viên chƣ́c trong đơn vị sự nghiệp công lập . Do vậy , cần thiết phải có một văn bản pháp luật có giá trị cao do Nhà nƣớc ban hành để đă ̣t nền tảng pháp lý thúc đẩy viê ̣c xây dựng và phát triển đội ngũ viên chƣ́c .

Từ yêu cầu khách quan và thực trạng trên , nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và xây dựng đội ngũ viên chƣ́c có đạo đức nghề nghiệp , có trình độ và năng lực phục vụ nhân dân , góp phần thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp và đồng bô ̣ với xu hƣớng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, với cơ chế thị trƣờng, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 15/11/2010 Quốc hội ban hành Luật viên chức (Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012). Trên cơ sở Luật viên chức năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lƣợng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP việc quản lý số lƣợng ngƣời làm việc đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định phân bổ số lƣợng ngƣời làm việc đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý nhƣng không đƣợc vƣợt quá số lƣợng ngƣời làm việc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

Bộ Nội vụ quyết định số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự quyết định số lƣợng ngƣời làm việc trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tại chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ), trong đó, đƣa ra mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Một trong các nhiệm vụ để thực hiện đƣợc mục tiêu đó là đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lƣợng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự phát triển của đất nƣớc.

Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012, một trong các nội dung đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ là (i) Xác định danh mục vị trí việc làm. Đẩy mạnh triển khai việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức. Tổ chức việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên để trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới đƣa ra rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, trách nhiệm hoạt động công vụ. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh

chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nƣớc. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những ngƣời không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

Do đó để thực hiện chủ trƣơng của Đảng và các quy định về cải cách chế độ công chức, công vụ, pháp luật về quản lý biên chế không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện cả về nội dung và hình thức văn bản, nhất là từ sau khi Đảng ta đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)