Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

hiện nay

Một là, yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm tới việc cải cách bộ máy nhà nƣớc, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ 1994, Đảng ta đã khẳng định phƣơng hƣớng xây dựng nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Phƣơng hƣớng này đã đƣợc chính thức khẳng định trong các văn kiện của Đảng kể từ hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII, đến văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đƣợc thể chế hoá tại Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, đó là:

Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [33, Điều 2].

Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền có nhiều nội dung, nhƣng một trong những nội dung quan trọng nhất đó là tính tối thƣợng của pháp luật, pháp luật là công cụ chủ yếu và hiệu quả để quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Pháp luật đóng vai trò nhƣ những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, định ra hành lang pháp lý cho các quan hệ của toàn xã hội.

Pháp luật về quản lý biên chế trong nhà nƣớc pháp quyền vừa phải đảm bảo với thực tiễn khách quan, đồng bộ, toàn diện, đồng thời vừa phải đảm bảo tính công bằng, nhân đạo, thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Trong khi đó, hệ thống pháp luật nƣớc ta nói chung và pháp luật về quản lý biên chế nói

riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật và ngay trong chính bản thân từng văn bản, không phát huy giá trị trong cuộc sống. Đặc biệt hệ thống pháp luật về quản lý biên chế của chúng ta còn có nhiều hạn chế nên không theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế, nhiều quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế mới phát sinh nhƣng không có luật điều chỉnh. Do đó yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý biên chế là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý biên chế nói riêng muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau:

Tính ổn định của pháp luật: Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thƣờng xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật; Tính chuẩn mực, tức là tính quy phạm của pháp luật: Bản thân pháp luật là hệ thống các quy phạm, tức là các chuẩn mực. Giá trị của pháp luật chính là tạo ra các chuẩn mực cho các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu pháp luật không chứa đựng các chuẩn mực thì ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội không lớn;

Tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật: Pháp luật phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể;

Tính hệ thống: Tính hệ thống cũng có những khía cạnh tƣơng đồng với tính nhất quán. Tuy nhiên, tính nhất quán của pháp luật hàm chứa khía cạnh nội dung và chính sách trong lúc đó tính hệ thống đƣợc thể hiện nhiều qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật;

trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật đƣợc công bố, đƣợc phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể đƣợc coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho nhà nƣớc pháp quyền.

Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lƣợng cao, thể hiện đƣợc ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan của cuộc sống. Để có đƣợc một hệ thống pháp luật nhƣ thế, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện từng ngành luật, từng chế định pháp luật làm cho các ngành luật, các chế định pháp luật phát triển đồng bộ, phù hợp có tính khả thi trong đó có hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.

Hai là, yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế:

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia muốn phát triển không thể độc lập với bên ngoài, mà phải thiết lập các mối quan hệ bang giao rộng rãi. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, chúng ta đã chú ý hội nhập với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ... Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phép chúng ta tiếp thu học tập những kinh nghiệm của các nƣớc và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam.

Để thực hiện thành công đƣờng lối đối ngoại, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với pháp luật của cộng đồng quốc tế. Pháp luật của Việt Nam không chỉ thể hiện đƣợc tính đặc thù của nền kinh tế xã hội Việt Nam mà còn phải thể hiện đƣợc những thông lệ những quy định có tính chất chung đã đƣợc nhiều nƣớc thừa nhận.

Nhƣ vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý biên chế nói riêng phải luôn chú ý để đảm bảo pháp luật quản lý nhà nƣớc của Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý biên chế của các nƣớc trên thế giới và thông lệ quốc tế góp phần đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị của nhà nƣớc Việt Nam, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc về biên chế góp phần quan trọng vào việc hội nhập phát triển kinh tế nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới.

Ba là, yêu cầu về cải cách hành chính

Tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011, ban hành Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020, trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công. Nhƣ vậy, một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 là nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức. Hoàn thiện thể chế, trong đó có pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam cũng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc.

Đây là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì công chức, viên chức đƣợc coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện đƣợc các mục tiêu quốc gia đã đề ra. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức theo yêu cầu cải cách hành chính là phải đáp ứng các yêu cầu là: Xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ công chức, viên chức thực chất là thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức, viên chức vừa phải làm việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trƣờng, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền

lực mà nhân dân giao cho. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra đƣợc đội ngũ công chức, viên chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề đƣợc giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lƣợng. Vậy nên hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế cũng phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu về nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức và viên chức theo đúng yêu cầu của chƣơng trình tổng thế cải cách nền hành chính. Có nhƣ vậy chƣơng trình cải cách tổng thể hành chính mới đạt đƣợc hiệu quả cao.

Bốn là, yêu cầu về cải cách chế độ công chức, công vụ

Cùng với việc thực hiện Chƣơng trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2011-2010, Chính phủ cũng đẩy mạnh hoạt động cải cách chế độ công vụ công chức. Ngày 18/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" (sau đây việt tắt là Quyết định số 1557/QĐ-TTg); Quyết định số 1789/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức và Kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ƣơng (văn bản số 59/TB-VPCP ngày 06/02/1013 của Văn phòng Chính phủ).

Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 18/11/2013, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, Trƣởng ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 02/QĐ-BCĐCCCĐCVCC ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ Nội vụ và Quyết định số 03/QĐ-BCĐCCCĐCVCC ban hành Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ Nội vụ giai đoạn 2013-2015 Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2015, Bộ Nội vụ hoàn thiện việc mô tả, xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức trong các cơ quan,

tổ chức, đơn vị của Bộ và bắt đầu tổ chức quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; đổi mới công tác đánh giá công chức, viên chức hàng năm của Bộ theo hƣớng đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và căn cứ vào vị trí việc làm và lấy hiệu quả công việc làm cơ sở để đánh giá công chức, viên chức…; thí điểm thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng và tƣơng đƣơng; đổi mới công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức Bộ theo hƣớng gắn với yêu cầu của vị trí việc làm…

Trong giai đoạn 2013-2015, Bộ Nội vụ sẽ đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ: thực hiện việc mô tả vị trí việc làm, xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; đổi mới và nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, viên chức của Bộ Nội vụ; xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức Bộ Nội vụ; đổi mới công tác đánh giá công chức, viên chức hàng năm gắn với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế… ; thí điểm thi tuyển một số vị trí lãnh đạo, quản lý trong đơn vị thuộc Bộ; xây dựng và ban hành Quy chế bổ nhiệm Hàm tại Bộ Nội vụ…

Để đảm bảo cho việc đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức hiệu quả, Kế hoạch đã đề ra 5 giải pháp thực hiện bao gồm: tăng cƣờng chỉ đạo, điều hành công tác đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; thƣờng xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá công tác cải cách chế độ công vụ, công chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ để có giải pháp phù hợp, có hiệu quả đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cải cách và giám sát chất lƣợng thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức Bộ Nội vụ; bố trí đẩy đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch; tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong công tác cải cách công vụ, công chức.

Nhƣ vậy, hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế phải gắn với công cuộc cải cách tổng thể hành chính nói chung và gắn với yêu cầu của cải cách chế độ công vụ công chức nói riêng ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)