Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

hiện nay

3.3.1. Giải pháp chung

Một là, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp trong đó có quyền ban hành các quy phạm pháp luật về biên chế. Do đó, Quốc hội phải nắm bắt đƣợc ý chí nguyện vọng của nhân dân trƣớc những vấn đề mà cuộc sống đang đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và vấn đề biên chế nói riêng nhằm ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung kịp thời những quy định của pháp luật trong đó có các quy định pháp luật về quản lý biên chế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách giúp Quốc hội trong công tác lập pháp, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật và giám sát các hoạt động xây dựng pháp luật trong đó có pháp luật về quản lý biên chế của các cơ quan cấp dƣới.

Thứ hai, tăng cƣờng số lƣợng đại biểu chuyên trách để đại biểu quốc hội có đủ điều kiện tham gia hoạt động lập pháp và kiểm tra, giám sát các hoạt động lập pháp, lập quy. Các đại biểu phải nắm bắt sâu sắc nhiều vấn đề trong đó có vấn đề biên chế.

Ba là, cần có cơ chế phù hợp, đặc biệt là bộ máy giúp việc và kinh phí, trang thiết bị để tạo điều kiện cho đại biểu quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có pháp luật về quản lý biên chế và thực hiện quyền kiến nghị về luật ra trƣớc Quốc hội,

Bốn là, cần trang bị kỹ năng về lập pháp cho đại biểu Quốc hội. Mặc dù, đại biểu quốc hội là những nhà hoạt động chính trị nhƣng trong sự nghiệp của mình thì việc thực hiện nhiệm vụ lập pháp đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong khi đó, không phải bất kỳ ai trở thành đại biểu quốc hội cũng đƣợc trang bị kỹ năng này. Do đó, tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng về kỹ năng lập pháp nhằm có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện công việc là việc có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, bảo đảm việc cung cấp thông tin cần thiết cho đại biểu quốc hội, thông tin phải đa dạng, nhiều chiều, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và có độ tin cậy cao. Đồng thời thƣờng xuyên tạo điều kiện cho các đoàn đại biểu quốc hội sang thăm và làm việc tại nƣớc ngoài n hằm trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao khả năng chuyên môn của các nhà lập pháp.

Năm là, phải sử dụng có hiệu quả các chuyên gia tƣ vấn, chuyên gia đầu ngành về Luật… trong hoạt động xây dựng và ban hành Luật trong đó có pháp luật về quản lý biên chế.

Hai là, rà soát và hệ thống hóa thường xuyên, có chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về biên chế

Một hệ thống pháp luật muốn phát huy tốt hiệu lực thì không thể không coi trọng đến công tác rà soát và hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành. Đây là một khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tích cực vào việc hình thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất và đồng bộ. Thông qua rà soát và hệ thống hoá cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mới phát hiện những sai sót bất cập, mâu thuẫn và chồng chéo để làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật cho phù hợp.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP về biện pháp thi hành và chi tiết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thƣờng xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách để kịp thời xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ 5 năm hệ thống hoá theo chuyên đề, lĩnh vực các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật còn hiệu lực thi hành do Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do mình phụ trách.

Theo quy định trong việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biên chế, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ phải có trách nhiệm sau: - Lập danh mục các văn bản và các quy định đã hết hiệu lực thi hành; danh mục văn bản còn hiệu lực, nhƣng trong đó có những quy định cần đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ thuộc ngành, lĩnh vực do bộ mình phụ trách;

- Định kỳ 6 tháng một lần gửi đăng Công báo danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực thi hành; Kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong trƣờng hợp phát hiện văn bản có quy định trái pháp luật, không phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội hoặc khi cơ quan nhà nƣớc cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản không còn phù hợp;

các giấy tờ hành chính khác có chứa quy phạm pháp luật thì phải kịp thời đình chỉ việc thi hành, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành và xử lý theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định.

Thực tế trong những năm qua, công tác rà soát và hệ thống hoá các văn bản pháp luật về quản lý biên chế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nhiều quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, lỗi thời đã đƣợc loại ra khỏi hệ thống pháp luật. Pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam không ngừng đƣợc hoàn thiện và phát triển tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy vậy, nhƣ đã trình bày ở trên, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Để cho pháp luật không tụt hậu mà luôn luôn theo kịp, phản ánh đúng các quan hệ xã hội thì nó phải thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung. Để có cơ sở sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý biên chế thì điều đầu tiên chúng ta tiến hành một cách thƣờng xuyên và có chất lƣợng, việc rà soát và hệ thống hoá các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Thông qua đó các cơ quan ban hành pháp luật không những tìm thấy những hạn chế trong pháp luật thực định mà còn thấy cả những khoảng trống của pháp luật để tiếp tục khắc phục những điểm yếu của pháp luật hiện hành, xây dựng những quy phạm để điều chỉnh đƣợc đầy đủ các quan hệ trong quản lý nhà nƣớc về biên chế đã và đang phát sinh và có thể dự báo đƣợc những quan hệ sẽ phát sinh trong thời gian tới.

Để công tác rà soát pháp luật đƣợc tiến hành một cách toàn diện, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lƣợng với nhiều phƣơng thức khác nhau

trƣớc hết, cần phải nâng cao năng lực của Bộ Tƣ pháp cơ quan giúp Chính phủ trong việc rà soát văn bản pháp luật. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có chƣơng trình rà soát cả ngắn hạn và dài hạn. Thu hút các nhà khoa học, chuyên gia những ngƣời hoạt động thực tiễn và nhân dân vào quá trình rà soát pháp luật về quản lý biên chế.

Ba là, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

Hiện nay, về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật chúng ta đã có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Nghị định số 24/2009/ NĐ – CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cùng các văn bản hƣớng dẫn. Tuy nhiên, thực tế cả hệ thống pháp luật Việt nam nói chung và pháp luật về quản lý biên chế nói riêng là văn bản của cơ quan cấp trên ban hành phải chờ văn bản hƣớng dẫn của cơ quan cấp dƣới. Nghị định ban hành chờ Bộ quản lý ngành ban hành văn bản hƣớng dẫn. Không có văn bản hƣớng dẫn thi hành thì việc thực hiện không thống nhất, mỗi cơ quan đơn vị thực hiện theo một kiểu và đa số rơi vào tình trạng “chờ hƣớng dẫn”.

Theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP, thì các Bộ trƣởng Bộ, ngành xây dựng văn bản hƣớng dẫn biên chế công chức đối với ngành, lĩnh vực và đề nghị Bộ Nội vụ ban hành. Nghị định này đã có hiệu lực hơn 4 năm (từ 01/5/2010), nhƣng đến nay chƣa có Bộ, ngành nào chủ động xây dựng văn bản hƣớng dẫn biên chế công chức đối với ngành, lĩnh vực mình. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định Bộ, ngành xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực đƣợc giao quản lý. Nghị định này đã có hiệu lực hơn 2 năm (có hiệu lực từ ngày 25/6/2012), nhƣng đến nay các Bộ quản lý ngành, lĩnh

vực vẫn chƣa ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm việc. Tuy nhiên việc không ban hành văn bản hƣớng dẫn, gây ảnh hƣởng đến việc áp dụng văn bản của các cơ quan nhà nƣớc nhƣng lại không có văn bản nào quy kết trách nhiệm đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về vấn đề không xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn theo quy định. Cũng không có văn bản nào quy định trong vòng bao nhiêu ngày các cơ quan nhà nƣớc phải có trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

Trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cùng các văn bản hƣớng dẫn trong đó phải quy định rõ các nội dung sau:

- Quy định rõ trong thời hạn bao nhiêu ngày sau khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành thì cơ quan cấp dƣới phải có trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành.

- Quy định rõ trách nhiệm về ngƣời đứng đấu nếu không thực hiện xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành. Xác định bồi thƣờng thiệt hại về vật chất nếu có.

3.3.2. Giải pháp riêng

Một là, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể một số quy định của pháp luật về quản lý biên chế

Hiện nay, việc Bộ Nội vụ chƣa chủ trì xây dựng và ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2010/NĐ-CP và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, áp dụng sai hoặc “chờ” văn bản hƣớng dẫn từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Vậy nên trong thời gian sớm nhất Bộ nội vụ cần phải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn đối với Nghị định số 21/2010/NĐ-CP và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP trong thời gian sớm nhất.

- Chỉ đạo các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong thẩm quyền của mình ban hành văn bản hƣớng dẫn việc áp dụng thống nhất sau khi ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 21/2010/NĐ-CP và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP.

- Chỉ đạo các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấm dứt việc áp dụng các văn bản đã hết hiệu lực là Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 hƣớng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục công lập; Thông tƣ liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 28/11/2007 hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, Thông tƣ số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp ở các trƣờng chuyên biệt công lập để làm cơ sở xác định số ngƣời làm việc trong các cơ sở giáo dục đào tạo; Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT- BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc để làm cơ sở xác định số ngƣời làm việc trong các cơ sở y tế.

Hai là, giao quyền quyết định biên chế công chức trong các cơ quan nhà nước khác cho Chính phủ

Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ “thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước”[33].

Luật Cán bộ, công chức quy định quyền quyết định biên chế công chức trong các cơ quan nhà nƣớc khác nhƣ Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nƣớc, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Ủy ban

Thƣờng vụ Quốc hội; giao quyền quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nƣớc cho Chủ tịch nƣớc là chƣa phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013. Do đó, Quốc hội cần sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định biên chế công chức trong Luật cán bộ, công chức cho phù hợp với Hiến pháp 2013 hoặc bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định biên chế công chức trong Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.

Ba là, Chính phủ cần xây dựng và ban hành Nghị định hướng dẫn quản lý biên chế viên chức

Hiện nay, đã có Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 05/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tƣ 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nƣớc về biên chế viên chức chƣa có văn bản quy phạm pháp luật riêng nhƣ đối với quản lý nhà nƣớc về biên chế công chức. Các quy phạm điều chính hoạt động quản lý biên chế viên chức còn nằm rải rác ở Luật viên chức và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy nhiên các văn bản này hiện nay quy định quản lý nhà nƣớc về biên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)