Mô hình nông nghiệp bền vững củaTrung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 32)

Là đất nước đang phát triển, có dân số lớn nhất thế giới, trong đó 60% dân số sống ở nông thôn, diện tích đất canh tác chỉ có 0,13 ha/hộ, đặc biệt mỗi hộ nông dân ở tỉnh Quảng Đông chỉ có 0,04ha.[22,trang 37] Trung Quốc đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ vừa phải giải quyết mặt trái của quá trình này đến môi trường, xã hội và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho trên 1,3 tỷ người.

Những áp lực này đặt ra cho Trung Quốc phải có những chính sách thích hợp để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Có thể nêu lên một số kinh nghiệm như sau:

- Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn

Chính Phủ Trung Quốc đã quan tâm đến vấn đề bảo đảm môi trường nông thôn thông qua một số giải pháp chủ yếu:

+ Kiểm soát toàn diện môi trường nông thôn. Những giải pháp môi trường tập trung vào kiểm soát chất thải của gia cầm, gia súc, thủy sản ở đồng bằng và các hồ lớn. Trong thập niên vừa qua Trung Quốc hoàn thành 800.000 dự án nước sinh hoạt cho 67 triệu dân nông thôn ở những vùng khó khăn. Đồng thời, Chính Phủ còn xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm đất đai, hóa chất diệt sâu bọ, phân bón hóa học và hệ thống nước thải nông thôn. Việc kiểm soát những nguồn gây ô nhiễm đó nhằm bảo đảm an toàn sản phẩm nông nghiệp. Trong những năm gần đây, Chính Phủ Trung Quốc còn phát động chiến dịch xây dựng thị trấn, thị tứ ở nông thôn đẹp về môi trường. 178 thị trấn, làng xã được nhân danh hiệu môi trường bền vững.

+ Phát triển các khu vực sinh thái nông nghiệp. Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng được gần 400 khu vực sinh thái nông nghiệp và 500 địa phương và

thành phố đạt tiêu chuẩn sinh thái nông nghiệp. Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia về quản lý sản phẩm hữu cơ (GAP). Phát triển nông nghiệp tiết kiệm nước và canh tác khô. Năm 2005, Chính Phủ Trung Quốc đã đầu tư 700 triệu NDT để xây dựng 460 cơ sở nông nghiệp tiết kiệm nước và canh tác khô với những kỹ thuật và công nghệ sinh học hiện đại. Trong giai đoạn kế hoạch thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc chi 3,5 tỉ NDT để triển khai phát triển mô hình năng lượng sinh thái. Tới năm 2005, ở nông thôn có tới 17 triệu hộ gia đình sử dụng khí mê tan từ chất thải của động vật nuôi. Những năm tiếp theo 2200 dự án khí mê tan tương tự được triển khai thành công. Hơn nữa, hơn 189 triệu hộ gia đình còn sử dụng bếp nấu tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng sạch khác. [22]

- Phát triển hợp lý nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện không gian diện tích bị thu hẹp.

Trung Quốc cần lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp hơn để kết hợp hài hòa lợi ích công nghiệp hóa với phát triển bền vững các vùng phụ cận ngoại vi. Điều cần thiết là quy hoạch tổng thể quỹ đất cho các chương trình phát triển và thiết lập sự liên kết không gian thành thị - nông thôn. Đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn và các khu vực dịch vụ thích hợp nhằm tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn và vùng ngoại vi và ưu tiên phát triển mạnh KHCN tạo ra sự phát triển đột phá về năng suất cây trồng, đầu tiên, nông nghiệp phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực trong nước. Những nỗ lực của Chính Phủ đã thành công, Trung Quốc đã sản xuất đủ lương thực trong phần diện tích gieo trồng chỉ bằng 7% thế giới, đã nuôi sống 22% nhân loại; đến năm 2006 ở nông thôn đã có 22.495.902 xí nghiệp hương chấn, tổng giá trị đạt 2178,186 tỷ NDT.[16,trang 49].

- Quan tâm giải quyết vấn đề xã hội nông thôn

+ Xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của WB, phần đông nông dân Trung Quốc vẫn nằm dưới ngưỡng nghèo trung bình (2USD/ngày).

Nhận thức rõ xóa đói giảm nghèo không giải quyết triệt để sẽ gây mất ổn định xã hội. Ngày 30/ 9 /1984, Trung Ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra thông tin về việc “giúp đỡ các vùng nghèo khó thay đổi diện mạo”. Đây là lần đầu tiên vấn đề xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ đặc biệt của Nhà nước, mở màn cho các hoạt động chính thức của Chính Phủ Trung Quốc về công tác này.

Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ra nhiều chính sách về xóa đói giảm nghèo. Hướng trọng tâm là chuyển từ hoạt động cứu tế là chính sang hỗ trợ phát triển kinh tế là chính thông qua phát triển ngành nghề, hình thành các xí nghiệp hương chấn ở nông thôn, hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn để phát triển, khai phá miền tây… qua gần 30 năm thực hiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đạt thành tựu to lớn. Đất nước này đã giải quyết được vấn đề no ấm cho hơn 200 triệu người nghèo ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo của nông thôn giảm từ 30,7/1978 xuống còn khoảng 3%/2000. Năm 2007, số người nghèo tuyệt đối giảm từ 21,48 triệu người/2000 xuống còn 14,79 triệu/2007.[16].

- Giải quyết việc làm và dịch chuyển lao động

Việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn là vấn đề lớn liên quan tới phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở nông thôn, là yêu cầu cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

+Từ những năm 1978 - 1983, Trung Quốc đã xác lập chế độ khoán trong nông nghiệp. Chế độ này đã phát huy mạnh tính tích cực, chủ động của người nông dân trong sản xuất động tìm việc làm ngoài nông nghiệp và chủ động tìm việc làm ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập

+Phát triển mạnh xí nghiệp hương chấn để thu hút lao động nông thôn. Những năm từ 1984 - 1991, các xí nghiệp này là kênh chủ yếu thu hút lao

động ở nông thôn. Năm 1984, xí nghiệp hương chấn thu hút 52,08 triệu lao động, thì đến năm 1988 tăng lên 95,45 triệu lao động, bình quân mỗi năm thu hút 10,84 triệu, tăng 16,4%/năm [16].

+Từ năm 1988, Trung Quốc thực hiện chính sách tài chính tích cực, phát hành công trái, đầu tư vào công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, công trình thủy lợi, năng lượng môi trường… ở nông thôn. Những công trình đó không những thúc đẩy kinh tế mà còn phát huy vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu hút và chuyển dịch lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 32)