Nghị quyết Trung Ương 5 (khóa IX), BCH Trung Ương Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta thời kỳ 2001 - 2020 đã nêu những yêu cầu có tính nguyên tắc trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi quá trình đó phải thiết lập và giải quyết các mối quan hệ giữa CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn với yêu cầu xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng; giữa nguồn lực và thị trường trong nước với nguồn lực và thị trường nước ngoài; giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, miền, dân tộc, dân cư.
Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung Ương Đảng (khóa X) đã nêu những yêu cầu có tính nguyên tắc trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi quá trình đó phải thiết lập và giải quyết mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nội dung những quan điểm này khẳng định sự nhất quán về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí quan trọng, chiến lược lâu dài, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Để phát triển bền vững, cần phải coi trọng mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa ba thành tố: Nông nghiệp, nông dân, và nông thôn. Không thể phát triển nông nghiệp bền vững mà không đề cập đến nông thôn, nông dân và ngược lại. Sự gắn bó này thể hiện nông dân là “chủ thể” của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là “căn bản”; phát triển toàn diện, hiện
đại hóa nông nghiệp là “then chốt”. Điều kiện và phương hướng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển và tranh thủ nguồn ngoại lực bên ngoài để phát triển.
Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp. Trong những năm gần đây, dù hướng tới phát triển công nghiệp, thì nông nghiệp vẫn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, dân số nông thôn vẫn chiếm tới 70%. Nông nghiệp của tỉnh không chỉ cung cấp lương thực, mà còn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; cung cấp nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động. Nói về vai trò lâu dài của nông nghiệp, một nhà nghiên cứu Đài Loan đã khẳng định “vấn đề nông nghiệp, nông thôn bao gồm vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục cho nên nó vô cùng phức tạp. Trong tương lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi trường, cân bằng sinh thái”.[14,trang 26]. Vì vậy, trong hiện tại cũng như lâu dài, không được phép coi nhẹ nghiệm vụ phát triển nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, thì phát triển bền vững là quan trọng hàng đầu, vì chỉ có phát triển bền vững thì mới đảm bảo được vai trò lâu dài của nông nghiệp trong sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Do đó, trên cơ sở các quan điểm của Trung Ương, trong phát triển nông nghiệp định hướng đến năm 2020 tỉnh cần xác định:
Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, cần nhận thức phát triển bền vững trong nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Phát triển bền vững trong nông nghiệp là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái và 3 mối quan hệ của yếu tố tam nông “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong tỉnh đòi hỏi cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần phải phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, nâng cao thể chất nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, điều kiện ăn, ở, đi lại cho người nông dân; giải quyết tốt các vấn đề bức xức trong nông thôn; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; giữa nông thôn và thành thị; bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ hai, trong chính sách xây dựng nông nghiệp của tỉnh, cần chú trọng kết hợp giải quyết đồng bộ ba mặt của phát triển bền vững: Tăng trưởng kinh tế với hực hiện tiến bộ, công bằng xã hộ và bảo vệ môi trường sinh thái và ba mối quan hệ của yếu tố tam nông “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong tỉnh đòi hỏi cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần phải phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nâng cao thể chất nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện ăn, ở, đi lại cho người nông dân; giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nông thôn; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị; bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ ba, định hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở kinh tế thị trường định hướng XHCN để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, nhằm giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh là chủ yếu, trước hết là lao động, đất đai, khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển LLSX. Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn, đảm
bảo cho sự phát triển nhanh bền vững. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, tỉnh phải khéo léo phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở sản xuất ra những cái địa phương có kết hợp với sản xuất cái xã hội cần. Do đó, trong định hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp là phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN. Coi trọng phát triển LLSX, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, đất đai, ứng dụng rộng rãi các thành tựu KHCN, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và nhu cầu của thị trường để sản xuất ra hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả cao; bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai.
Thứ tư, phát triển bền vững trong nông nghiệp đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế, để có phương hướng phát triển cho phù hợp, vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp một cách ổn định, lâu bền.
Trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được phê duyệt nêu rõ mục tiêu về phát triển nông nghiệp nông thôn như sau:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng CNH - HĐH gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, áp dụng kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ tạo ra những sản phẩm sạch, có năng suất cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới; quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đáp ứng cho nhu cầu phát triển của tỉnh.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng năm đạt bình quân 4% trong giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 2,5 - 3% giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, thủy sản bình quân hàng năm đạt khoảng 2,2% trong giai đoạn 2011 - 2015 và đạt khoảng 1,6% giai đoạn 2016 – 2020 [45]
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng phát triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao để hình thành cơ cấu nông nghiệp với tỷ lệ giữa các ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ vào năm 2015 là: 45%, 50%, 5% và vào năm 2020 là: 41%, 52%, 7%.Đến năm 2015 có 25% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt 75% vào năm 2020[45].
Từ mục tiêu tổng quát này, phương hướng để phát triển bền vững trong nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn tới cần tập trung vào 3 vấn đề: Kinh tế, xã hội, môi trường:
- Về kinh tế là xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, bền vững theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và bảo đảm an ninh lương thực trong tỉnh và quốc gia. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng xác định rõ những sản phẩm chủ yếu trong từng giai đoạn phát triển, để hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, quy mô lớn phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, chú trọng ưu tiên phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cùng với đó là phát triển công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra
- Về xã hội là quan tâm đến xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ổn định, giữ gìn được bản sắc văn hóa địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và kỹ năng sản xuất của họ được nâng lên.
- Về bảo vệ môi trường là ở từng kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án và trong mỗi giai đoạn phát triển phải gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng nền
nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường. Thường xuyên nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong mỗi tổ chức, cá nhân. Có chế tài để bảo đảm vấn đề môi trường được thực hiện trong cuộc sống.