Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 25 - 28)

Nông nghiệp phát triển bền vững chịu tác động của nhiều nhân tố, nhưng khái quát lại có 03 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng như sau:

1.2.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm: điều kiện đất đai,thời tiết, khí hậu, nguồn nước, rừng, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác…có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là đối với các

nước có trình độ CNH còn thấp.

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp tới việc hình thành, vận động và biến đổi ngành nông nghiệp. Trong các nội dung của nông nghiệp phát triển bền vững đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Môi trường sản xuất nông nghiệp cũng do yếu tố tự nhiên quy định. Mỗi vùng nông nghiệp lại có đặc điểm về tự nhiên riêng, đo đó đặc điểm về xã hội, kết cấu xã hội cũng riêng, vùng núi khác vùng đồng bằng…

Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng khá lớn đến phát triển kinh tế. Ở những địa phương thuần nông, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khác. Các vùng kinh tế có điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó, quy mô của các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng) và trong nội bộ ngành công nghiệp cũng khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ nét trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển những ngành có lợi thế hơn so với vùng khác và ngược lại. Đó là cơ sở tự nhiên để phát triển, khai thác các lợi thế so sánh của vùng. Sẽ là phát triển không bền vững nếu không căn cứ vào điều kiện tự nhiên để xây dựng.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố về tổ chức - kỹ thuật

Các nhân tố tổ chức - kỹ thuật bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển KHCN và việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp. các hình thức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức thích ứng. Do đó, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong nông nghiệp.

Ngày nay, KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của KHCN và việc ứng dụng nó vào sản xuất đã trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vì tiến bộ KHCN và ứng

dụng nó vào sản xuất một mặt, làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu, làm thay đổi tốc độ phát triển của các ngành. Mặt khác, nó tạo khả năng mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa cao và phát triển những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao, tốn ít nguyên nhiên vật liệu và giảm ô nhiễm hơn.

1.2.4.3. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội

Nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp phát triển bền vững nói riêng. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn; sự phát triển các khu công nghiệp đô thị; dân số, lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng (trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tập quán sản xuất…)

Thị trường gắn liền với kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua thị trường. Các yếu tố cơ bản của thị trường là cung, cầu, và giá cả. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sản xuất, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp. Tính đa dạng của nhu cầu tác động mạnh đến việc biến đổi số lượng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thị trường không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện chức năng thu hút các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: vốn, lao động, vật tư, công nghệ….

Thị trường với bản chất của nó là tự phát, dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất và gây lãng phí các nguồn lực của xã hội, vì thề cần phải có sự quản lý, can thiệp của Nhà nước ở tầm vĩ mô để thị trường phát triển đúng hướng lành mạnh, tránh rủi ro. Để khai thác được nhân tố này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu thị trường để làm cơ sở cho việc

phát triển bền vững trong nông nghiệp.

Nông nghiệp là lĩnh vực phát triển lạc hậu, trong đó có nguyên nhân đây là lĩnh vực rộng lớn, kết cấu hạ tầng đầu tư chi phí lớn, trong khi nguồn lực nông nghiệp có hạn, nên thường lạc hậu hơn so với các ngành khác. Đến lượt nó, kết cấu hạ tầng yếu kém sẽ làm cho nông thôn phát triển không bền vững. Vì vậy, để phát triển bền vững, tất yếu phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội.

Sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, góp phần đưa lĩnh vực này phát triển. Tuy nhiên, nó cũng đưa lại những tác động tiêu cực như làm biến đổi kết cấu dân số, lao động, việc làm và môi trường của sản xuất nông nghiệp và nông thôn…

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 25 - 28)