Trong quá trình phát triển, nền nông nghiệp Hưng Yên đạt được nhiều thành tựu theo hướng bền vững. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra những hạn chế, yếu kém không nhỏ, thách thức sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Những yếu kém xuất hiện trước giai đoạn này chưa được khắc phục triệt để, yếu kém xuất hiện gia tăng do mặt trái của cơ chế thị trường và trong những yếu kém đó có khuyết điểm chủ quan trong công tác quản lý nhà nước và của một bộ phận cán bộ, đảng viên
Những yếu kém đó thể hiện trong phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất, bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội cho phát triển nông nghiệp bền vững… tổng hợp các yếu kém đó thể hiện trên các mặt sau đây:
2.2.2.1. Dân số tăng, tài nguyên đất ngày càng thu hẹp, hai xu hướng tác động ngược chiều nhau
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013, tr.21
Vấn đề dân số không chỉ tăng về số lượng mà còn nổi cộm ở trình độ người lao động, nhất là trình độ người nông dân đang là bất cập trong việc phát triển bền vững trong nông nghiệp. Theo thông tin từ Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Hưng Yên trong 6 năm 2007 - 2013, tỷ lệ người qua đào tạo mới có thêm khoảng 5%. Hiện có tới 80% lao động trong nông nghiệp chưa qua đào tạo, chủ yếu người nông dân sản xuất bằng kinh nghiệm nên gặp nhiều rủi ro. Đây là nhân tố hạn chế cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Việc đào tạo chính quy chuyên ngành trồng trọt - bảo vệ thực vật gặp khó khăn ngay từ khâu tuyển sinh. Quá trình sử dụng sau đào tạo tỷ lệ chưa cao, mới có khoảng 30 - 40%
Số đào tạo làm việc đúng chuyên ngành. Số người lao động có kỹ thuật, có tri thức làm nông nghiệp còn ít, những người có năng lực phần lớn chuyển sang lĩnh vực khác.
Ngược lại, với xu hướng tăng dân số và tăng lao động trong nông nghiệp, đất canh tác ở Hưng Yên dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, do chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Từ năm 2008 đến nay, diện tích gieo trồng cả năm giảm đáng kể. Trong đó, diện tích trồng lúa cả 2 vụ giảm.
Việc giảm diện tích đất canh tác là một xu thế tất yếu và cần thiết của quá trình công nghiệp hóa đưa Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015… tuy nhiên, một thực tế là, trong giai đoạn vừa qua, do nhu cầu cần thu hút vốn đầu tư, cộng với sự dễ dãi và cả yếu kém trong quy hoạch, kế hoạch, quản lý, mới thấy cái trước mắt, chưa thấy cái lâu dài, nên hầu hết các khu công nghiệp, các dự án đầu tư, dịch vụ được cấp giấy phép, phát triển đô thị…đều bám dọc đường 5, đường 38…những huyết mạch giao thông chính, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng nghìn ha “đất cấu tượng”, đất “bờ xôi, ruộng mật” bao đời nay là tư liệu quan trọng và quý giá
nhất của người nông dân, nền tảng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đang bị “bê tông hóa”, tác động mạnh đến công việc làm ăn, thu thập và đời sống việc làm của nhiều người nông dân.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để quy hoạch cho sản xuất công nghiệp còn tác động xấu đến ổn định chính trị - xã hội. như ở Văn Giang Hưng Yên việc đền bù không thỏa đáng gây tranh chấp rất lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và ổn định xã hội.
Theo các chuyên gia kinh tế với mức đền bù đất nông nghiệp cho người dân như vậy (mức giá đền bù chỉ 135.000 đồng/m2, mỗi hộ dân có năm nhân khẩu và 2,5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng) chỉ làm giàu cho chủ đầu tư. Còn hầu hết nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp là “cắt đứt nguồn sống của họ”
Đó là chưa kể đến một số dự án đầu tư được cấp giấy phép, nhưng tiến độ đầu tư rất chậm, thậm chí có biểu hiện lập dự án để “giữ đất”, “mua đi bán lại” chứ chưa đầu tư, trong khi đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, đang là vấn đề quan tâm. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, toàn tỉnh có khoảng trên 60 dự án đã quá quy định 2 năm nhưng chưa triển khai…dẫn đến tái hiện lại cảnh hoang hóa, lãng phí đất nước như trước đây.
2.2.2.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội chưa phát triển đồng bộ cản trở việc phát triển bền vững trong nông nghiệp
Thông qua các chương trình, đề án như: Kiên cố hóa kênh mương, quản lý điện nông thôn, phát triển giao thông nông thôn, xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục…kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn có những cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Mặc dù hệ thống kênh mương đã được đầu tư nâng cấp, nhưng tính đến năm 2008, mới có 7% kênh mương cấp 1, cấp 2, cấp 3 được kiên cố hóa, nên lợi ích mang lại từ việc kiên cố hóa kênh mương chưa nhiều. Cơ giới hóa
chưa đạt yêu cầu ,tỷ lệ cơ giới hóa một số khâu còn thấp so với bình quân chung các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhất là các khâu: thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh, chế biến sau thu hoạch
Hệ thống lưới điện ở nông thôn do xã tự đầu tư từ những năm 90 của thế kỷ trước giao cho tổ điện hoặc HTX điện quản lý, đã xuống cấp, nhiều nơi chưa bàn giao cho ngành điện quản lý, nên mức tổn thất điện năng ở nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị, dẫn đến chi phí điện cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt của dân cư nông thôn cao hơn nhiều so với các nơi khác.
Đường giao thông nông thôn có cải thiện, nhưng chất lượng vẫn còn chưa tốt, đặc biệt, đặc biệt đường ra nơi sản xuất của hầu hết các xã vẫn là đường đất, gây khó khăn cho việc lưu thông sản phẩm nông sản ở nơi sản xuất (đồng ruộng) về.
Trạm y tế, trường học, nhà văn hóa cũng đã được chú trọng xây dựng kiên cố, nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh, học tập, hưởng thụ văn hóa trong đó còn thiếu thốn, lạc hậu.
Sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào, hạn chế sự phát triển thể chất người lao động…. tác động tiêu cực đến phát triển bền vững trong nông nghiệp.
2.2.2.3. Chưa tạo sự đột phá trong ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Mặc dù, có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKTvào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng các hàng hóa nông sản. Song, nhìn chung , sản xuất nông nghiệp của Hưng Yên vẫn thiếu những sản phẩm hàng hóa đặc biệt có thế mạnh, năng suất cao , chất lượng tốt, sản lượng
lớn chiếm ưu thế trên thị trường. Hầu hết, năng suất bình quân các loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh còn thấp so với các mô hình tiên tiến ngay trong tỉnh và thấp so với năng suất sinh học và có xu hướng giảm
Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013, tr.144
Tính phụ thuộc của nông nghiệp vào thiên nhiên còn lớn, độ rủi ro cao. Mặc dù, tỉnh đã đầu tư nhiều vào thủy lợi nhưng năng lực phòng chống thiên tai còn thấp.Do KHCN chưa tạo ra sức phát triển mới trong nông nghiệp, đất canh tác bị thu hẹp dẫn tới tổng sản lượng lương thực, bình quân trên đầu người liên tục giảm.
Bảng 2.6. Tổng hợp diện tích, sản lượng, bình quân lương thực /đầu người
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013
Trong lúc KHCN chưa tạo ra sự đột phá cho phát triển nông nghiệp thì chính sách đầu tư của tỉnh cho khoa học công nghệ còn chưa ngang tầm “tỷ lệ
đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ còn thấp, mới đạt ở mức dưới 1% chi ngân sách địa phương. Việc huy động các nguồn kinh phí khác cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chưa được đẩy mạnh”.[3]
2.2.2.4. Sản xuất nhỏ đối mặt với thị trường cạnh tranh rộng lớn
Nền kinh tế thị trường tuy đã được thực hiện ở Việt Nam hơn 20 năm nhưng lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung, Hưng Yên nói riêng “tồn
tại lớn nhất của sản xuất nông nghiệp tỉnh vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún” [40] đang phải cạnh tranh với thị trường đã được phát triển
trong cả nước và thế giới
Mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trường cạnh tranh rộng lớn đang là nhân tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững.
Mặc dù, tỉnh đã triển khai đề án dồn ô, đổi thửa; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để đẩy nhanh sự tích tụ và tập trung tư liệu sản xuất vào những
người có khả năng, nhưng quy mô kinh tế hộ vẫn rất nhỏ bé, phân tán, manh mún. Điều này là cản trở lớn trong việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Hưng Yên chủ yếu vẫn ở trình độ thủ công, năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng không đồng đều, khó cho việc thu mua, chế biến và xuất khẩu, sức cạnh tranh trên thị trường yếu.
Hơn nữa, do quy mô sản xuất nhỏ, thực lực kinh tế mỏng manh, nên các hộ nông dân không đủ sức phòng chống mọi sự rủi ro của thị trường. Sản xuất phân tán nên cũng không kịp thời xử lý tốt với những thông tin thị trường, mà thường phản ứng thụ động theo thị trường để điều chỉnh giá, dẫn tới tình trạng sản phẩm có lúc ế thừa chất đống, có lúc lại không có bán, khó bán lại khó mua, nông dân khó đối phó, chỉ biết sản xuất cầm chừng, hoặc lại chuyển đổi cơ cấu theo lợi ích trước mắt thấy được chứ không nhìn xa hơn.
Kinh tế HTX đã có sự chuyển đổi từ chức năng sản xuất sang dịch vụ, nhưng phần lớn các HTX quy mô còn nhỏ, năng lực nội tại của các HTX còn yếu kém cả về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và quy mô hoạt động, ít khả năng mở rộng, năng lực cạnh tranh còn yếu “các HTX dịch vụ nông nghiệp còn mang tính hình thức, hầu hết còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hóa”. Vốn bình quân trong một HTX chỉ khoảng 300 triệu đồng, nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc. Đáng chú ý rất ít HTX thực hiện được dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân. Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ bé “công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm chậm phát triển, việc đầu tư cho công nghiệp chế biến còn hạn chế, mới giới hạn ở một số lĩnh vực nhất định như chế biến gia vị, bánh kẹo, rau quả hộp, long nhãn, hạt sen, mật ong.. lượng được chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hàng hóa sản xuất ra”
Sự bấp bênh, không ổn định trong sản xuất của kinh tế hộ, sự liên kết giữa kinh tế hộ, kinh tế HTX và doanh nghiệp trong giải quyết đầu ra cho hộ
nông dân yếu, làm cho sản xuất càng nhỏ lẻ trong điều kiện kinh tế thị trường ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển bền vững trong nông nghiệp.
2.2.2.5. Từ chỗ gắn bó với đất đai, nay xuất hiện tình trạnh không thiết tha với ruộng đất
Một trong những nhân tố làm lên thành tựu của nông nghiệp trong thời gian vừa qua là Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ nông dân. Việc trao quyền sử dụng đất đã gắn chặt lợi ích của hộ nông dân với tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ, cho phép hộ nông dân khai thác tối đa đất đai, chủ động lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ…. nhằm thu hiệu quả cao nhất. Những năm gần đây, xu thế không thiết tha với ruộng đất tăn dần. Những biểu hiện đó là:
Lực lượng lao động có chất lượng trong nông nghiệp ngày càng giảm đi, thay thế vào đó là lực lượng lao động chất lượng ngày càng thấp.
Ngày càng có ruộng đất bỏ hoang vào vụ đông , một số địa phương chỉ canh tác hai vụ lúa chính, điển hình như ở hai huyện Phù Cừ, Ân Thi.Hiện tượng có ruộng đất nhưng không canh tác mà cho người khác thuê, mượn là phổ biến. Một số cây trồng vốn là thế mạnh của tỉnh nông dân cũng đang có xu hướng giảm về cả diện tích và sản lượng do chất lượng đầu ra không được đảm bảo, ví dị như cây nhãn diện tích và sản lượng đã giảm nhiều (bảng 2.7)
Bảng 2.7 Diện tích, sản lượng nhãn tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013, tr.159
Vấn đề thâm canh tăng vụ ít được chú trọng. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, đến năm 2008 toàn tỉnh mới có khoảng 15,5% diện tích đạt 50
triệu đồng/ha trở lên, trong khi đó có khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp có thể làm 3 – 5 vụ/năm, có khoảng 30% diện tích vườn được thâm canh. Điều đó phản ánh lợi ích làm ra từ nông nghiệp không cao, thậm chí là không có lãi. Do vậy, nông dân ít gắn bó, chưa tích cực thâm canh, tăng vụ,.
Sản xuất không có lãi, thu nhập “bấp bênh”, chịu nhiều rủi ro do biến động thời tiết…dẫn đến hiện tượng người nông dân không thiết tha với ruộng đất đang trở thành vấn đề lớn tác động đến phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
2.2.2.6. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn gia tăng
Kinh tế phát triển, đời sống của đa số dân cư ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện, thu nhập dân cư khá nhanh theo từng năm. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với thôn và trong nội bộ nhân dân diễn ra ngày càng xa.
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo gía hiện hành
ĐVT: Nghìn đồng
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013, tr.288
Bảng 2.9.Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất
ĐVT: Lần
Nguồn: Cục thống kê Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê Hưng Yên 2013, tr.288
Nhìn vào con số thống kê trên, ta thấy tuy có tăng trưởng về kinh tế nhưng khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày càng doãng xa. Thể hiện rõ nét nhất về mặt thu nhập bình quân/ đầu người/tháng.
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, Hưng Yên đã đạt được một số tiến bộ nhưng kết quả giảm nghèo được đánh giá là chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao.
Phân tích trên mới chỉ thấy thuần túy về mặt thu nhập. Nếu tính về tài sản, mức độ hưởng thụ các dịch vụ xã hội khác có thể thấy mức chênh lệch còn cao hơn nhiều. Tất cả các tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ( điện, đường, trường trạm…) các dịch vụ phục vụ đời sống xã hội của thành phố Hưng Yên và một số huyện, thị trấn khu vực gần Hà Nội đều cao hơn các huyện trong tỉnh.
So với các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc bộ, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên tuy có bước phát triển, nhưng mức sống của cư dân còn thấp hơn mức trung bình của khu vực và thấp hơn một số tỉnh có điều kiện tương tự như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch mức