Thực trạng các yếu tố cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2008 –

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 44)

vững ở tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2008 – 2013

2.2.1.1. Thực trạng về phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ 2008 - 2013

- Phát triển khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong sản và chế biến nông phẩm hàng hóa

Việc ứng dụng KHCN được xác định là một ưu tiên hàng đầu trong phát triển LLSX nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hưng Yên. Ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm, thủy sản:

+ Đối với trồng trọt: Ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ; thâm canh lúa theo quy trình kỹ thuật tiên tiến (SRI), thâm canh cây mầu (ngô, đậu tương, …); ứng dụng công nghệ cao vào phát triển vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế của tỉnh: Rau các loại, hoa trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP); triển khai các mô hình tưới tiết kiệm đối với một số cây trồng cạn và các cây đặc sản.

+ Đối với chăn nuôi: Xây dựng và triển khai Chương trình "Brahman hóa"; đẩy mạnh ứng dụng quy trình chăn nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGap. Phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò thịt theo quy mô trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất, chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ; khuyến khích trồng một số giống cỏ mới chịu hạn, chịu lạnh phục vụ chăn nuôi trâu bò như giống V.A 06, cỏ Alfafa…; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đối với thủy sản: Mở rộng diện tích ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn Vietgap; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loài thủy sản đặc sản, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Khuyến khích phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả, cây hàng năm.

Việc chuyển giao ứng dụng KHCN đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao,

hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cung cấp cho thị trường nhiều loại nông sản mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Tỉnh ủy Hưng Yên đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/10/2011 về chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao trong đó: xác định việc triển khai áp dụng tiến bộ KHKT là khâu đột phá. Do vậy, hàng năm tỉnh Hưng Yên đã quan tâm đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT.

Hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT rất đa dạng với nhiều hình thức thu hút đông đảo người dân và các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp tham gia. Thông qua các dự án đề tài, các nhà khoa học các chuyên gia nông nghiệp đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân theo chu kỳ sản xuất cây con. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn đã thu hút các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề cho nông dân theo chương trình ngắn hạn, gắn với mô hình sản xuất hiệu quả. Hàng năm, các trung tâm khuyến nông ,các hội, đoàn thể ở các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT ở các lĩnh vực trồng trọt, thú y, chăn nuôi, thủy sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản cũng tham gia vào công tác chuyển giao theo hướng gắn kết doanh nghiệp với nhà nông.

Nông dân tiếp thu những tiến bộ KHKT, công nghệ ứng dụng vào sản xuất đã tạo bước phát triển lớn trong sản xuất nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn ở Hưng Yên.

Việc ứng dụng tiến bộ KHKT để chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã giúp thu nhập của người nông dân ngày một phát triển lên bình quân chung toàn tỉnh đạt mức thu nhập 140 triệu đồng/ha/ năm góp phần nâng mức thu nhập bình quân hơn 30 triệu đồng người/năm trên toàn tỉnh.[17].

Trên lĩnh vực bảo vệ thực vật, là triển khai các ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sử dụng chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại thay thế thuốc hóa học độc hại để sản xuất vùng rau an toàn trên địa bàn tỉnh bắt đầu được thực hiện ở một số nơi trong tỉnh.

Việc cơ giới hóa nông nghiệp để “nối dài bàn tay” người nông dân, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất, hiệu quả được quan tâm.

- Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp

Nhân lực tức lực lượng lao động là nhân tố trung tâm của lực lượng sản xuất. Đối với nông nghiệp - một lĩnh vực sử dụng lao động sống nhiều nhất, do đó, muốn phát triển nông nghiệp thì phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức rõ vấn đề này, và hơn nữa Hưng Yên là tỉnh có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, nhưng tỷ lệ qua đào tạo ít, năng suất lao động thấp. Vì thế vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề tỉnh đặc biệt quan tâm.Khái quát những nội dung chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà tỉnh đang chỉ đạo là:

+ Hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, đi đôi với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng để dạy nghề cho người lao động. Đặc biệt, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, mở rộng ngành nghề để tạo thêm việc làm mới thu hút lao động ở nông thôn, để nâng thời gian lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và sức ép việc làm ở thành thị.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thực hiện phổ cập trung học cơ sở, tăng tỷ lệ học sinh vào trung phổ thông.

+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển thể dục thể thao, nâng cao chất lượng người lao động.

Từ những nội dung này, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, trong đó nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả.

Hưng Yên đưa ra mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số dưới 1% đã được thực hiện từ năm 2008 đến nay. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có bác sỹ ở các cơ sở y tế địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm nhiều hơn, tỉnh đang triển khai phát triển loại hình bảo hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm y tế cho người nghèo…. Tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.

Trong quá trình phát triển, Hưng Yên luôn quan tâm công tác đào tạo nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao trình độ phát triển, sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Theo đó, tỉnh áp dụng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai cơ sở vật chất, hồ sơ, thủ tục để các nhà đầu tư, các nhà trường đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là tạo mối liên kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề, xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề với sự đóng góp của doanh nghiệp.

Những chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nghề ở Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Mạng lưới quy mô đào tạo được mở rộng, từ chỗ chỉ có vài trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề khi tái lập tỉnh đến nay đã có 37 cơ sở, trong đó có 2 trường Đại học, 7 trường Cao đẳng, 6 trường trung cấp nghề, 2 trường cao đẳng nghề ngắn hạn. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ

việc dạy và học đều được cải thiện, các cơ sở đã tham gia đào tạo hơn 50 ngành nghề phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Số lượng và chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao. Năm 2010 đào tạo khoảng 45 nghìn người trong đó, đào tạo dài hạn khoảng 5 nghìn người. [38,trang 3] Trong đó, tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Căn cứ vào nhu cầu sử dung lao động trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh đã ban hành những kế hoạch, đề án đào tạo nghề cho lao đông nông thôn năm 2013 hướng tới mục tiêu đào tạo cho khoảng 2000 lao động nông thôn. Trong đó, dạy nghề nông nghiệp cho khoảng 500 lao động, dạy nghề phi nông nghiệp cho khoảng 1500 lao động, trong đó đào tạo nghề là 38%.[45,trang 2]

Trong đó, đối tương đào tạo nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tao nghề, chưa có việc làm, đã thôi học phổ thông, bổ túc văn hóa và các đối tượng khác theo quy định được chia thành 3 nhóm: nhóm 1, lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất canh tác, hộ được hưởng chính sách, người có công và người tàn tật. Nhóm 2: lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo. Nhóm 3: lao động nông thôn khác.

Những ngành nghề đào tạo bao gồm: nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp , nghề nông nghiệp. Nghề nông nghiệp bao gồm: đào tạo kỹ thuật trồng cây lương thực, cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm, nghề trồng nấm, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản. Kết thúc khóa đào tạo, người dân có kiến thức, kỹ năng áp dụng trong thực tế sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Thực hành tốt nghề đã học trong sản xuất người dân có kiến thức tự đầu tư các trang trại hoặc áp dụng trồng trọt, chăn nuôi những phương pháp mới phù hợp với điều kiện của địa phương và có giá trị kinh tế cao. Nghề phi nông nghiệp gồm các nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp phù hợp với trình độ năng lực của người lao động và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường việc làm như: may công nghiệp,

sữa chữa ô tô, xe máy…nhóm ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ chế biến và bảo quản nông sản nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân… sau đào tạo có 80% lao động được giới thiệu việc làm với mức lương đảm bảo và công việc ổn định, bền vững. số còn lại có thể tự tạo việc làm tại địa phương, gia đình và có thu nhập ổn định.

Ngoài việc đào tạo cho lao động nông thôn, tỉnh Hưng Yên còn tiếp tục đào tạo bồi dưỡng kiến thức, phương pháp kỹ năng quản lý, điều hành cho các chức danh lãnh đạo UBND cấp xã, phổ biến chính sách, pháp luật về dạy nghề, kiến thức về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện công việc cho nhiều cán bộ cấp xã, phường, thị trấn thuộc 03 chức danh là chủ tịch UBND, cán bộ tư pháp hộ tịch, cán bộ lao động, thương binh và xã hội.

Cũng theo kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cụ thể sở giáo dục và đào tạo phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, xây dựng kế hoạch hướng nghiệp định hướng nghề cho học sinh phổ thông trung học để đào tạo nguồn cho công tác đào tạo nghề UBND các huyện, thành phố chủ trì, chịu trách nhiệm về triển khai nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nguồn lao động trực tiếp cho lao động phi nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã phường, thị trấn triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các cơ sở dạy nghề phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tuyển lao động nông thôn đúng nghề đào tạo.

Đối tượng số lượng người học phù hợp, đảm bảo hiệu quả từ khâu tuyển sinh, đào tạo tới giới thiệu việc làm cho ít nhất 80% học viên có tính bền vững của công việc cao, với mức lương ổn định đối với người học nghề phi nông nghiệp.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi…)

Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực chậm phát triển, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhằm phát triển lực lượng sản xuất để vừa tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất, vừa đả bảo tái sản xuất sức lao động nông dân - lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn.

Với đặc điểm là một tỉnh nghèo, vốn ngân sách hạn hẹp, khả năng tự cân đối thu chi gặp nhiều khó khăn, cho nên trong chính sách đầu tư tỉnh đã chọn giải pháp “ nhà nước và nhân dân cùng làm” là hướng chủ yếu, trong đó coi trọng việc thu hút đầu tư từ nội lực của nhân dân để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp.

Thông qua chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho nông nghiệp nông thôn được cải thiện đáng kể.

Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, đến năm 2012 tỉnh đã hoàn thành được hơn 146,628 km đường giao thông xã, thôn và xây dựng mới 5 cầu. Đến nay, 100% các tuyến đường cấp huyện đã được cứng hoá, tuyến xã đạt tỷ lệ 88%, và tuyến thôn đạt 87,1%. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện mới. Năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi không ngừng tăng lên đề án kiên cố hóa kênh mương được triển khai. Nhiều hệ thống thủy nông được nạo vét, khơi thông dòng chảy. Việc kiên cố hóa kênh mương, nạo vét sông ngòi,đầu tư và cải tạo nâng cấp máy bơm(năm 2013 đã có tổng 420 máy bơm), đã nâng cao thêm năng lực, đảm bảo chủ động tưới tiêu 88% diện tích [21]. góp phần quan trọng giảm nhẹ thiên tai, tăng vụ thâm canh, nuôi trồng thủy sản, chuyển

đổi cơ cấu mùa vụ, tiết kiệm được sức lao động, điện năng đất canh tác, phục vụ cho sản xuất.

Toàn tỉnh đã hòa xong lưới điện quốc gia, 100% số xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và hầu hết các xã phường thị trấn có trạm y tế được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2.2.1.2. Thực trạng về hoàn thiện quan hệ sản xuất

- Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân

Sau Chỉ thị 100 ở giai đoạn 1981 - 1988 và 10 (năm 1988), sản xuất “bung ra”, nông nghiệp có sự phát triển rõ rệt. Đến Đại hội VII (1991), Nhà nước thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Theo đó, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai ổn định lâu dài cho hộ nông dân.

Chính sách này đã gắn chặt tư liệu sản xuất (đất đai )với người nông dân làm chủ ruộng đất, được toàn quyền sử dụng, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 44)