Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách phát triển bền vững trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 82)

ở tỉnh Hưng Yên

Phát triển bền vững trong nông nghiệp là tạo ra những điều kiện, những cơ sở, những nền tảng bảo đảm cho nông nghiệp phát triển bền vững.Từ nhận thức này trên tinh thần của chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên; tác giả xin đề cập một số nhóm giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách phát triển bền vững trong nông nghiệp trong nông nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua Hưng Yên đã giành nhiều sự quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đồng bộ dẫn tới phát triển thiếu bền vững, cần chú ý một số chính sách sau đây:

3.2.1.1. Chính sách sử dụng và quản lý đất đai

Trước hết là tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Có chính sách khuyến khích quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong nông nghiệp. Nhanh chóng hoàn thiện việc dồn điền đổi thửa cho người nông dân

Muốn phát triển bền vững trong nông nghiệp là phải sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Thực tế ruộng đất của Hưng Yên hiện nay quá manh mún, rất khó có thể sản xuất lớn. Vì thế, cần có chính sách để quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở Hưng Yên diễn ra thuận lợi, để nhiều hộ nông dân Hưng Yên có quy mô sử dụng đất đai cho phát triển nông

nghiệp từ 1ha trở lên. Có thể thấy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở tỉnh diễn ra rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn của nông dân có hạn, trong khi chính sách thuê đất đai lại áp dụng cho tất cả các đối tượng (giá thuê đất cho mục đích nông nghiệp bằng giá thuê đất cho nhu cầu công nghiệp, dịch vụ), Do đó, người có nhu cầu thuê đất nông nghiệp để tích tụ và tập trung ruộng đất khó có thể thuê được vì mức giá quá cao, Tỉnh lại chưa có chính sách hỗ trợ quá trình này, Nhà nước nên có quy định về mức giá ưu đãi đối với thuê đất để sản xuất nông nghiệp. Trong lúc nhà nước chưa có chính sách ưu đãi, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ quá trình này như:

+ Đối với thuê đất để trồng trọt, tỉnh hỗ trợ tiền thuê đất (ý kiến của ngành nông nghiệp là tỉnh hỗ trợ khoảng từ 20 - 30 % tiền thuê đất), tiền xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất.

+ Đối với phát triển khu chăn nuôi ngoài khu dân cư, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ tiền đền bù đất đai và xây dựng kết cấu hạ tầng; các hộ nông dân bỏ vốn xây chuồng trại, mua sắm các thiết bị máy móc, phương tiện, con giống, thức ăn để tổ chức sản xuất…

+Ngoài ra, tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích hình thức thuê đất có thời hạn giữa các hộ nông dân để đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể: Đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng dất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đât, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin, cho; sớm đổi mới cơ chế thu hồi đất theo nguyên tắc không phân biệt mục đích đất đang sử dụng, thực hiện cơ chế phân phối lợi ích giữa người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước hợp lý tùy theo sự đóng góp tăng thêm giá trị đất. Có cơ chế quy định để nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.

đơn từ khiếu nại của nhận dân liên quan đến đất đai, mà nguyên nhân chủ yếu là nông dân khiếu nại cho là giá đền bù thấp, đây là “nguồn gốc” gây lên những mất trật tự nông thôn, và nhìn sâu hơn, nếu chậm sửa đổi chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khối đoàn kết liên minh công - nông của Đảng, tăng thêm những tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật xoay quanh vấn đề đất đai.

3.2.1.2. Chính sách bảo đảm các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp - Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tỉnh cần cân đối các nguồn vốn ưu tiên các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Có một thực tế là, ngành nông nghiệp tiếp tục được xác định là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế, nhưng đây là khu vực ít hấp dẫn nhất về đầu tư. Do đó, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó xác định vốn Nhà nước là chủ yếu.

Tỉnh cần cân đối các nguồn ngân sách để ưu tiên đầu tư thỏa đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngay từ năm 2015. Hướng đầu tư nên tập trung vào:

+ Hệ thống thuỷ lợi, các công trình phòng chốn lụt bão… để tăng khả năng ứng phó với thiên nhiên. Cần nhận thức rằng, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Một trong những thiệt hại lớn thường gây ra với nông nghiệp là lụt, bão, lũ, úng…Do đó, trong điều kiện kinh phí có hạn, cần tập trung nguồn vốn cho các công trình thủy lợi là rất cần thiết để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

+Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến nông; chương trình hỗ trợ đổi mới cơ cấu giống trong nông nghiệp; ưu tiên vốn cho nghiên cứu khoa học về giống cây, giống con với cơ chế; ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng giữa tỉnh với các cơ quan nghiên cứu khoa học về giống, sau đó tỉnh hỗ trợ tiền giống

cho nông dân triển khai.

+ Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp như: hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ dạy nghề và chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; tập huấn quản lý cho đội ngũ cán bọ HTX…

Hiện tại, nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư hiệu quả kinh tế không cao, nhưng đổi lại hiệu quả xã hội là rất lớn. Do đó, ngoài chính sách tín dụng hiện hành, tỉnh quan tâm cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nông dân. Một số biện pháp chủ yếu tỉnh nên quan tâm là:

+ Rà soát, loại bỏ những quy định về thủ tục hành chính rườm rà về vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.

+ Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên liên kết, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng khác thành lập các tổ chức như: Tổ Phụ nữ vay vốn, Tổ nông dân vay vốn để tín chấp cho những hội viên là hộ nông dân có điều kiện sản xuất nhưng không có tài sản thế chấp được vay vốn. Việc làm này đạt được 2 mục đích là vừa thu hút quần chúng vào trong các tổ chức đoàn thể - chính trị của Đảng, vừa hỗ trợ được nông dân vay vốn, mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Hiện tại ở Hưng Yên hình thức này phát triển mạnh, có hiệu quả tốt, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các đoàn thể quan tâm phát triển mở rộng loại hình này.

+ Củng cố, phát triển các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để huy động và cho vay khu vực nông thôn. Loại hình này phù hợp với khu vực nông thôn, các quỹ tín dụng gần với nông dân nên dễ kiểm soát nguồn vốn cho vay sử dụng đúng mục đích, nông dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tiếp cận nguồn vốn vay dễ hơn cũng cần khuyến khích mở rộng khi có đủ điều kiện.

+ Hàng năm trích ngân sách bổ sung vào Quỹ “hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được dùng vào mục đích: hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro chung về thời tiết, khí hậu gây thiệt hại cho nông nghiệp; hỗ trợ về sản xuất giống, giống mới; hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ mua tư liệu sản xuất phục vụ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trại chăn nuôi… việc hỗ trợ thực hiện thông qua triển khai các đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho phát triển nông nghiệp.

Tạo điều kiện về chính sách ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhất là những dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án chế biến những nông sản thực phẩm do nông dân trong tỉnh sản xuất ra.

Rà soát, loại bỏ những lệ phí, những khoản đóng góp vô lý, mà có bài báo đã từng lên tiếng “một hạt thóc 40 khoản phí” để nói về khoản đóng góp của người nông dân.

3.2.1.3. Thực hiện chính sách lao động việc làm theo hướng ưu tiên đối với nông nghiệp, nông thôn

Có thể nhận thấy rằng, trong xu thế phát triển hiện nay, luôn luôn tiềm ẩn khả năng lao động không có việc làm ở nông thôn gia tăng, bởi vì: Diện tích đất canh tác của tỉnh giảm xuống; quá trình CNH, HĐH nông nghiệp phát triển sẽ giảm bớt thời gian lao động trong sản xuất; quy mô dân số tiếp tục tăng. Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ…giải quyết một phần lao động nông thôn vào làm việc, nhưng số lượng lao động thu hút vào làm việc ở khu vực này ít hơn so với lượng cung về lao động nông thôn, khả năng dư thừa lao động ở nông thôn tăng lên là tuyệt đối.

Đồng thời, Hưng Yên là tỉnh dân số trẻ, do đó, để giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn, cần có một loạt chính sách mang tính tổng hợp, trong đó cần chú ý một số chính sách lớn sau:

+ Dành vốn ngân sách để nâng cấp một số cơ sở dạy nghề của tỉnh, đồng thời thực hiện xã hội hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề để có thể hàng năm đào tạo cho 3 vạn lao động trở lên, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên trên 50% vào năm 2015.

+ Có chính sách đầu tư khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống của tỉnh như nghề: đúc đồng (Văn Lâm), nghề dệt lụa Vân Phương (Liên phương - tp Hưng Yên, nghề làm tương Bần (Mỹ Hào), nghề làm mật ong, long nhãn, hạt sen (tp Hưng Yên)....phát triển các ngành nghề mới thông qua việc đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.

+ Tăng cường công tác tổ chức giới thiệu việc làm và thông tin thị trường cho người lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động, thương binh và xã hội, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ…

+ Chính sách xuất khẩu lao động, để đưa lao động Hưng Yên sang nước ngoài lao động có thời hạn.

+ Triển khai thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con.

3.2.1.4. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển thị trường nông thôn

Sản xuất phải gắn với thị trường.Vai trò của thị trường có tác dụng thúc đẩy mở rộng sản xuất hàng hóa. Do đó, tỉnh cần quan tâm đến chính sách khuyến khích thị trường nông thôn phát triển. Có thể thực hiện cách này thông qua những việc làm sau:

+ Tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ trang trại, HTX, các hộ nông dân được tham gia vào các chương trình xúc tiến thương

hiệu, quảng bá sản phẩm, đào tạo, nâng cao kiến thức thị trường cho nông dân. +Tăng cường thông tin thị trường nhất là thông tin dự báo thị trường trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên để nông dân nắm bắt và định hướng sản xuất phù hợp.

+ Đầu tư, quy hoạch, phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, sàn giao dịch…để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các chợ nông thôn sẽ phát triển thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Hệ thống chợ của Hưng Yên khá phong phú, phủ kín các thị trấn, thị tứ nhưng thiếu quy hoạch, chủ yếu là bán kiên cố, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện về vệ sinh môi trường không đảm bảo, cho nên cần phải được đầu tư, nâng cấp để khuyến khích thị trường nông thôn phát triển. Do điều kiện ngân sách tỉnh có hạn, chính sách đầu tư nên thực hiện theo hướng ngân sách tỉnh đầu tư phát triển những chợ trung tâm, chợ đầu mối, có thể huy động những thương nhân có nguồn hàng lớn cung cấp tại chợ đầu mối tham gia đóng góp và được hưởng chính sách ưu đãi trong chợ theo quy định. Đối với những chợ khác có thể huy động sự đóng góp của tiểu thương và khai thác nguồn vốn từ quỹ đất theo cách “đổi đất lấy công trình” để thực hiện đầu tư nâng cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w