Mô hình nông nghiệp phát triển bền vững của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 28 - 32)

Là một quốc gia lớn nhất khu vực Nam Á, có diện tích 3.288 triệu km2

dân số trên 1,16 tỉ người (năm 2006), 70% dân số sống ở nông thôn. Đất nước có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song, nếu chỉ dựa vào những điều kiện tự nhiên và lao động thì không thể đảm bảo nguồn lương thực nuôi một số lượng lớn dân cư trong nước, chưa nói đến những thay đổi bất thường của thời tiết như lũ lụt, hạn hán…cho nên, đã có thời gian dài đất nước xảy ra nạn đói kinh niên, đất nước không vượt qua ngưỡng 120 triệu tấn/năm, và đã từng phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất trên thế giới…đến nay, nhờ thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, Ấn Độ không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu ra thế giới nhiều sản phẩm lương thực.

Có thể khái quát mô hình nông nghiệp phát triển bền vững của Ấn Độ như sau:

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN tạo ra sự đột phá trong sản

xuất nông nghiệp.

Giải quyết vấn đề lương thực từ năm 1963, Ấn Độ thực hiện cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất, nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là tạo ra những giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng dinh dưỡng cao vào sản xuất từ chủng lúa mì Mehico và chủng lúa nước Philippin, đồng thời phát huy khả năng của các giống cây lương thực này bằng tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Cuộc cách mạng này như “bản giao hưởng”, đã huy động sự tham gia đồng bộ từ các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, người tiếp thị và nhân dân. Bằng việc tạo ra giống lúa mới này đã mang lại bước ngoặt kỳ diệu cho nền nông nghiệp nước này.

Đến năm 1986, sản lượng lương thực đạt 148 triệu tấn, giấc mơ đủ nhu cầu lương thực thành hiện thực, mười năm sau đạt trên 200 triệu tấn, trở thành nước lớn thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Đồng thời với vấn đề lương thực, Chính phủ Ấn Độ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây có giá trị kinh tế cao hơn. Kết quả là, ngoài vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, Ấn Độ còn giành được vị trí hàng đầu thế giới trong sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như mía đường, chè, rau tươi, hoa quả, cao su….

Cuộc “cách mạng xanh” lần thứ nhất đã mang lại các thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức như giá trị đóng góp vào GDP thấp, chỉ khoảng 20%, vào doanh thu xuất khẩu 16%, tốc độ tăng trưởng có biểu hiện suy giảm, từ 5% những năm 80 của thế kỷ XX, nay giảm xuống 1,5%, sản lượng lương thực bình quân đầu người chỉ khoảng 170kg…có nhiều lý do nói về sự suy giảm này, trong đó vấn đề để giải quyết nhu cầu lương thực, trong chỉ đạo thực hiện Chính Phủ Ấn Độ thiên về những giống cây cho năng suất cao hơn là vấn đề giá trị kinh

tế; đẩy nhanh khai thác tài nguyên đất, lạm dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…nên làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai; các nguồn gen dự trữ giảm do sử dụng đại trà giống mới…đứng trước thực trạng trên, từ năm 2005, Thủ tướng Ấn Độ, M.Xinh đã kêu gọi người dân nước này tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai với việc sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển nông

nghiệp nông thôn.

Chính Phủ Ấn Độ đã xây dựng chương trình quốc gia về CNH, HĐH nông thôn với kế hoạch mỗi năm thực hiện CNH cho 100 nhóm làng, xã. Ưu tiên điện khí hóa nông thôn, tăng cường các biện pháp đầu tư để đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất lớn như: quy hoạch các khu vực sản xuất nông nghiệp lớn; đầu tư phát triển các lĩnh vực sau quy hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp; triển khai chương trình lập quỹ hỗ trợ phát triển thủy lợi cho 100 khu vực được ưu tiên Hiện nay, bằng cuộc cách mạng xanh lần thứ hai Chính Phủ Ấn Độ thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi khổng lồ, nhằm điều phối nguồn nước tưới từ miền Bắc sang miền Tây và đến miền Nam để khai phá đất còn hoang hóa ở các khu vực miền Tây và miền Nam.

- Ban hành nhiều chính sách ưu tiên về phát triển nông nghiệp, nông thôn

+ Xóa bỏ mọi hình thức bao cấp trong nông nghiệp, đồng thời phát huy vai trò của kinh tế hộ nông dân, thực hiện tư nhân hóa đối với nhiều ngành nghề khác nhau trong nông nghiệp thông qua thực hiện các hợp đồng và chế độ thuê đất, khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển trồng cây cảnh, dược liệu

+ Thành lập ngân hàng hạt giống (từ năm 2000) có thể bảo quản khoảng 7 - 8% số giống được đăng ký sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong

trường hợp thiên tai và để Trung tâm mùa màng quốc gia giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các chi nhánh ngân hàng thương mại ở khu vực nông thôn.

+ Ban hành luật về hàng hóa thiết yếu nhằm xóa bỏ mọi hạn chế lưu

thông nông sản trong các bang, khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp; thực hiện chính sách bảo hộ nông nghiệp qua một biểu thuế hợp lý; cơ cấu thuế luôn được điều chỉnh theo hướng vừa tăng thu cho ngân sách vừa bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Gần đây, để triển khai cuộc cách mạng xanh lần thứ hai, Chính Phủ Ấn Độ đã thông qua đạo luật “bảo đảm việc làm” cho người dân, theo đó mỗi hộ nông dân sẽ có một người được bảo đảm việc làm tối thiểu 100 ngày/năm, với mức lương tối thiểu là 1,3USD/ngày…thực hiện chương trình đó, chính Phủ Ấn Độ đã tăng ngân sách cho phát triển nông thôn lên 47% vào năm 2006 và quỹ phúc lợi nhiều tỷ USD đã được thành lập để hỗ trợ nông dân.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp như cho phép

nông dân được tự do xuất khẩu lương thực và một số nông sản khác, thành lập các khu vực “nông nghiệp xuất khẩu” nhằm thúc đẩy khả năng xuất khẩu nông sản, nhất là những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

Trong thời gian tới đây, để tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Chính Phủ Ấn Độ nhấn mạnh:

+ Thay đổi hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng tập trung hơn cho phát triển thủy lợi và đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục, y tế nông thôn…

+ Thực hiện chính sách lãi suất tín dụng thấp và một số trợ cấp như tăng trợ cấp mua thuốc bảo vệ thực vật để giảm thiểu rủi ro cho nông dân.

thương mại đa phương tạo điều kiện cho nông dân có thể tận dụng tối đa các nguồn lực mà họ có thể phát triển nông nghiệp.[27,trang 53 - 58].

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 28 - 32)