Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 99)

dụng khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

Như đã phân tích ở trên, nguồn nhân lực nông nghiệp ở Hưng Yên còn thấp, cơ cấu, trình độ ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đang suy giảm. Thực trạng này đang ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững.Ngoài việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm cho người lao động, giữ lao động có chất lượng ở lại nông thôn, thì vấn đề đào tạo nghề nông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp phải được coi là khâu “đột phá” trong thời kỳ tới. Với một lực lượng nông dân đông đảo để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm lâu dài. Để thực hiện tốt việc này, xin đề xuất một số giải pháp sau:

+Tiếp tục ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho củng cố và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức dạy nghề của tỉnh, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội khác như: doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và kêu gọi các tổ chức quốc tế… tham gia tổ chức dạy nghề cho nông dân, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dạy nghề, truyền nghề, phổ biền nghề.

+ Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề. Mở rộng hình thức dạy nghề thông qua hệ thống khuyến nông; dạy nghề thông qua việc chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, các điểm trình diễn hướng dẫn gieo cấy, chăm sóc giống mới. Đặc biệt phát huy vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trong việc dạy nghề trực tiếp cho nông dân. Hiện nay, cơ bản hộ nhân dân trong tỉnh có ti vi, nên việc dạy nghề thông qua phương tiện truyền thông này là rất phù hợp, cần thực hiện chương trình này.

+Tỉnh nên có chính sách đặc biệt ưu đãi (đất, vốn. thuế, công nghệ…) cho những tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư mở trường dạy nghề cho nông dân.

3.2.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn

hướng giảm vì phải dành cho các mục đích khác, dân số tiếp tục tăng, thì để phát triển bền vững trong nông nghiệp, vấn đề vô cùng quan trọng là cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp để có khả năng tiếp cận KHKT là phải đẩy mạnh nghiên cứu và đặc biệt là ứng dụng nhanh thành tựu KHCN mới, hiện đại vào sản xuất tạo sức “đột phá” về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Để làm tốt việc này, một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới như sau:

- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề trọng tâm, tạo ra sự bứt phá về khoa học công nghệ đưa vào sản xuất.

+ Trong từng giai đoạn phát triển, vai trò của KHCN phải xác định cho được bộ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tỉnh cho năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao để đưa vào sản xuất. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển những giống mới có năng suất cao vào sản xuất với chú trọng bảo đảm nguồn gen dự trữ để phát triển bền vũng trong nông nghiệp.

Hiện nay, trong trồng trọt, tỉnh đang triển khai chương trình đổi mới giống lúc, đẩy nhanh diện tích trồng lúc lai, phấn đấu đến năm 2020 giống lúa này chiếm khoảng 30% diện tích toàn tỉnh; khảo nghiệm bổ sung một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh; trong chăn nuôi là tiếp tục triển khai chương trình: lạc hóa đàn lợn, áp dụng vào sản xuất các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng….

Những chương trình ứng dụng KHCN này đã góp phần tạo ra sự phát triển của nông nghiệp trong thời gian qua. Cần phải tiếp tục nghiên cứu xác định rõ hơn những bộ giống cây, con chủ lực phù hợp với tỉnh để đưa vào sản xuất.

+ Kết hợp một cách hợp lý yêu cầu phát triển những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn với yêu cầu một nền nông nghiệp hữu cơ, sạch trên cơ sở ứng dụng những công nghệ sinh học hiện đại, các quy trình nuôi, trồng tiên tiến, công nghệ chế biến, bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế; công nghệ tiến bọ

trong xây dựng các hệ thống thủy lợi, cấp nước sinh hoạt…nghiên cứu, phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón có độ phân giải chậm phục vụ cho phát triển nông nghiệp sinh thái. Thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, các quy trình canh tác tiên tiến chương trình “3 giảm, 3 tăng”, VAC truyền thống… vào sản xuất.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng cả các vấn đề KHKT nông nghiệp và cả kinh tế - xã hội nông thôn. Trong nghiên cứu ứng dụng KHKT chú trọng nâng cao năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ sinh học. Trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế - xã hội định hướng nhiều hơn vào các vấn đề bức xúc hiện nay như: đói nghèo, môi trường, tranh chấp đất đai...

+Tăng đầu tư ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học. Nâng mức đầu tư ngân sách cho khoa học công nghệ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

+ Thực hiện đổi mói việc nghiên cứu khoa học từ khâu đề xuất, tuyển chọn, nghiệm thu, đánh giá và nhân rộng kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm. Trên cơ sở chương trình khoa học trọng điểm được xác định cho cả giai đoạn, các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm nên được xây dựng theo hai hướng: Từ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thwucj tiễn đề xuất lên và từ các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà Tỉnh đặt hàng. Đối với những đề tài KHCN được đề xuất từ các tổ chức, cá nhân, phải xem xét kỹ hàm lượng khoa học, khả năng ứng dụng trong thực tiễn để triển khai. Tăng cường các nhóm đề tài theo đơn đặt hàng của Tỉnh, ưu tiên vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và thực hiện đấu thầu để tìm ra cơ quan có khả năng nghiên cứu thực hiện.

trong nông nghiệp theo mô hình “liên kết 4 nhà”. Nhà nước đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nhà khoa học triển khai nghiên cứu; nhà nông (nông dân) áp dụng vào sản xuất; nhà doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

- Phát triển mạnh công tác khuyến nông và củng cố mạng lưới kỹ thuật ở nông thôn.

Đây là hệ thống trọng điểm để đưa tiến bộ KHKT vào trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần tiếp tục cuản cố hệ thống khuyến nông, hệ thống thú y, bảo vệ thực vật… trong tỉnh, nhất là cấp xã, đảm bảo các xã đều có cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật theo quy định. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức KHCN cho đội ngũ này, để họ thực hiện tốt vai trò hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi, cây trồng ở từng xã, phường, thị trấn.

3.2.4.3. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường

Các giải pháp bảo đảm môi trường đã được thể hiện trong từng giải pháp về kinh tế, xã hội để phát triển bền vững trong nông nghiệp. Ngoài ra, xin đề xuất một số hoạt động sau:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường nông thôn

+Các cấp ủy, chính quyền địa phương phải chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp về bảo vệ môi trường trước hết thực hiện cuộc vận dộng “nông thôn xanh, sạch đẹp”. Khẩn trương chuyển các trại chăn nuôi tập trung, các làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra xa khu dân cư; phổ biến triển khai rộng rãi áp dụng khí biogas; triển khai thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

+ Tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

phải gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn. + Chỉ đạo, xử lý dứt điểm những nơi bức xúc về môi trường, trước hết là làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm; những doanh nghiệp, khu công nghiệp sản xuất những sản phảm mà chất phế thải, nước thải, bụi không khí liên quan lớn đến môi trường, rác thải, nước thải ở những bệnh viện những dòng sông đang bị ô nhiễm quá mức.

+Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của luật pháp. Củng cố và tăng cường năng lực bộ máy bảo lý nhà nước và các cấp về bảo vệ môi trường.

+ Kiên quyết không cho sản xuất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp… gây ô nhiễm môi trường tại chỗ và các vùng xung quanh. Phát huy vai trò của cơ sở trong việc giám sát mức độ thực hiện của các đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w