Để phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế đòi hỏi phải tiến hành, phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Có thể thực hiện một số giải phát chủ yếu sau:
3.2.2.1. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung làm cơ sở cho cây dựng các chương trình đề án
Không thể có phát triển bền vững trên nền tảng sản xuất nông nghiệp thiếu quy hoạch, không tập trung. Việc quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, tập
trung được đầu tư, có điều kiện ứng dụng các thành tựu KHCN, công nghiệp hóa và chăm sóc tốt hơn, do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất.
Ở các nước có nền sản xuất lớn, hiện đại, công tác quy hoạch được đặc biệt coi trọng, Hàn Quốc rất chú ý đến quy hoạch hợp lý các vùng kinh tế và dân cu trên cơ sở sử dụng bền vững các nguồn lực địa phương. Trung quốc làm tốt quy hoạch phát triển các xí nghiệp hương chấn ở nông thôn….Hưng Yên, công tác quy hoạch kinh tế - xã hội nói chung, quy hoạch phát triển nông nghiệp mới được chú ý cách đây vài năm, cho nên nhìn chung công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế. Khâu yếu nhất trong quy hoạch của tỉnh là những thông tin về lao động, tài nguyên, thị trường thường thiếu chính xác, quy hoạch “theo kiểu kế hoạch hóa” nặng về tổ chức sản xuất, thiếu cơ sở khoa học, pháp lý, chưa nghiên cứu thấu đáo về nhu cầu thị trường chưa gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ….Cho nên, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhiều lúc mang tính tự phát, phong trào, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Quy hoạch nói chung vàquy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Dự báo nhu cầu thị trường, lợi thế cạnh tranh, khả năng phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp chế biến để làm căn cứ xây dựng quy hoạch. Gắn quy hoạch các vùng sản xuất với đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới của nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường vào sản xuất.
nông thôn phải đảm bảo:
+ Xác định và bảo vệ quỹ đất trồng lúa theo quy hoạch đã được duyệt. Từ đó hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trước hết là kênh mương thủy lợi, bảo đảm không một ha đất trồng trọt bị hoang hóa vì không có nước tưới. Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho tỉnh và cùng với các địa phương khác đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước.
+ Phát triển sản xuất với quy mô tập hợp lý các loại cây trồng hàng hóa có thế mạnh của tỉnh và đảm bảo an ninh lương thực như: vùng trồng lúa nhân dân, vùng lúa chất lượng cao, vùng lúa đặc sản; cây rau quả thực phẩm; cây ăn quả như: nhãn, vải, cam và một số cây khác.
+ Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung theo phương pháp bán công nghiệp, gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Tách vùng chăn nuôi tập trung, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ra khỏi khu vực sinh hoạt dân cư.
+Rà soát đánh giá lại diện tích ao hồ (cả của dân và của tập thể), có biện pháp quản lý hạn chế thấp nhất và tiến tới không san lấp ao hồ làm nhà ở. Khuyến khích đầu tư kết hợp vói hỗ trợ tiền giống, kỹ thuật và các giải pháp về thị trường…để phát triển nuôi trồng thủy sản cả ở ao hồ trong thôn, xã và quy mô tập trung. Việc làm này có ý nghĩa không chỉ kinh tế mà còn góp phần tăng cường môi trường sinh thái.
+Thực hiện sự kết hợp giữa quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp với sản xuất nông phẩm hàng hóa có quy mô lớn và phát triển công nghiệp chế biến phù hợp. Thực hiện tốt sự gắn kết này sẽ vừa góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Cùng với quy hoạch là kế hoạch đầu tư và các biện pháp khác để việc quy hoạch được triển khai trong thực tiễn.Tuy nhiên, cần nhận thức quy
hoạch không được hiểu là “nhất thành bất biến”, nhất nhất không thay đổi, mà trong quá trình phát triển, căn cứ vào tình hình thực tiễn, diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, điều kiện khách quan, chủ quan thay đổi mà có sự điều chỉnh phù hợp. Nhưng không thể tùy tiện mà phải có luận cứ, luận chứng khoa học và phải chú ý những vấn đề có tính nguyên tắc trên.
3.2.2.2. Hiện đại hóa ngành trồng trọt, chăn nuôi trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn
- Đối với trồng trọt
Mục tiêu chính của ngành trồng trọt là vừa đáp ứng nhu cầu lương thực trong tỉnh, góp phần đảm bảo vững chắc yêu cầu an ninh lương thực quốc gia, vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm và toàn ngành trong điều kiện thị trường hóa ngày càng mở rộng hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này cần chú ý:
+ Định lượng được lương thực giải quyết nhu cầu “ăn no, ăn có chất lượng” của tỉnh trên cơ sở ứng dụng KHCN, nâng cao năng suất, chất lượng lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Phần diện tích còn lại dành cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.
+ Xác định bộ giống cây trồng phù hợp với tỉnh, để giải quyết nhu cầu “ăn no, ăn có chất lượng” của tỉnh và sản phẩm hàng hóa có thị trường tiêu thụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, trên mỗi ha đất trồng trọt giá trị thu được ngày càng lớn.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm bảo phòng chống lụt, bão, tưới tiêu nước chủ động cho toàn bộ diện tích đất trồng lúa và cây rau mầu. Tăng nhanh diện tích cơ giới hóa các khu sản xuất (làm đất, gặt, tuốt lúa…).
và các loại cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu cao với các điều kiện bất lợi của thời tiết đang lên. Kết hợp với phát triển thệ thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, quy trình bảo vệ thực vật tiên tiến, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, kỹ thuật VAC truyền thống….
+ Tiếp tục vận động nhân dân “dồn ô, đổi thửa”, khắc phục tình trạng manh mún trong chia cắt diện tích đất trong trồng cây lương thực và các biện pháp đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung sản xuất để tạo thuận lợi cho CNH, HĐH nông nghiệp được nhanh hơn.
- Đối với chăn nuôi
Tập trung theo phương pháp này, không những mở rộng được quy mô, nâng cao năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh mà còn góp phần đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh thái. Vì vậy, một mặt tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng chăn nuôi tập trung, mặt khác cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
+ Mở rộng đào tạo, bồi dưỡng chuyển giao KHKT chăn nuôi đến hộ nông dân, tổ chức cho các hộ phát triển chăn nuôi thăm quan các điển hình tiên tiến về chăn nuôi tập trung ở trong và ngoài tỉnh để học tập, ứng dụng vào sản xuất; tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn để nhân dân học tập.
+ Xác định được bộ vật nuôi giống phù hợp với tỉnh có giá trị thương mại lớn để đưa vào nhân giống, mở rộng quy mô phát triển. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch phát triển một số khu vực sản xuất vật nuôi giống cung cấp cho hộ chăn nuôi của tỉnh.
+ Củng cố hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, ban hành các quy định bắt buộc về vệ sinh phòng dịch đối với các cơ sở chăn nuôi, quy định tiêu chuẩn với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các biện pháp quản lý chặt chẽ kiểm dịch động vật, phòng trừ dịch bệnh, tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường ở
các cơ sở chăn nuôi, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm….
3.2.2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phụ vụ nông nghiệp, nông thôn hiện đại gắn với phát triển thị trấn, thị tứ
Việc gắn kết giữa phát triển thị trấn, thị tứ với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn và CNH, HĐH nông nghiệp. Đô thị hóa nông thôn được đẩy mạnh, làm giảm nhanh khoảng cách về điều kiện phục vụ cuộc sống giữa nông thôn và thành thị, ngành nghề phát triển, đời sống việc làm được cải thiện, giảm bớt áp lực dân số ra thành thị, tăng sự phát triển bền vững về xã hội. CNH, HĐH nông nghiệp về phát triển, sản xuất bung ra, làm tăng sự phát triển bền vững về kinh tế.
Những năm qua, tỉnh đã dành vốn đầu tư ngân sách, đẩy mạnh xã hộ hóa để huy động các nguồn lực… nên kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, thực lực trong dân có hạn, cho nên quy mô, độ bền và tính đồng bộ của các công trình còn hạn chế, chắp vá , khoảng cách lạc hậu ngày càng xa so với sự phát triển của thành phố.
Để khắc phục tình trạng này, xin đề xuất một số vấn đề như sau:
+ Với điều kiện ngân sách có hạn, không nên đầu tư trải đều, bình quân, mỗi nơi, mỗi lĩnh vực một ít, theo cơ chế “xin - cho”, ban phát từ trên xuống. Thay vào đó xuất phát từ cơ sở, từ thực tiễn, lựa chọn các thứ tự ưu tiên, để dồn sức đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trước hết là những công trình phục vụ phát triển sản xuất như thủy lợi. giao thông, đến phục vụ đời sống như y tế, nước sạch và rồi đến phục vụ văn hóa, thể thao…trong đầu tư, xây dựng phải có tầm nhìn trước 10 năm, 20 năm để không bị lạc hậu.
+ Trong thực hiện chính sách đầu tư, một mặt, ưu tiên nguồn vốn cho những xã còn khó khăn để thoát nghèo bền vững, mặt khác trên cơ sở quy
hoạch đã được duyệt, huy động nguồn vốn (ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn nhân dân, vốn khai thác từ quỹ đất…) chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các thị tứ, thị trấn, theo hướng hiện đại gắn với phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ lấy đó làm điểm nhấn về phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, để lôi kéo các khu vực xung quanh phát triển.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách huy động vốn đóng góp của nhân dân với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chú trọng huy động những nhà doanh nghiệp, nhà giàu, nhà hảo tâm là người địa phương ủng hộ và có hình thức biểu dương những người có nhiều đóng góp tiền, của họ cho xây dựng địa phương.
Hiện nay, có nhiều người con của quê hương ở các miền của Tổ quốc có điều kiện ủng hộ các xã,huyện hàng trăm triệu để xây dựng trường học, nhà văn hóa, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo. Chính quyền các cấp cần có chính sách kịp thời khuyến khích hình thức này.