Một số giải pháp quan trọng khác

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 104)

3.2.5.1. Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong nông nghiệp cho toàn xã hội.

Có thể thấy rằng, phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững trong nông nghiệp nói riêng là những vấn đề không chỉ với tỉnh Hưng Yên mà cả ở nước Việt Nam và thế giới nói chung. Phạm trù phát triển bền vững rất rộng, toàn diện, liên quan đến cả kinh tế, xã hội, môi trường. Nếu không nhận thức đúng đắn về vấn đề này thì trong xây dựng chính sách và trong tổ chức thực hiện rất dễ mắc sai lầm. Do đó, cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao nhận thức về phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong nông nghiệp nói riêng.

Trong việc nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong nông nghiệp cần tiến hành đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu.

tuyên truyền ví trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển bền vững, làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển bền vững, nông nghiệp bền vững…

+ Chiều sâu là đưa phát triển bền vững vào nội dung giảng dạy ở các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, Trường Chính trị tỉnh các trường phổ thông, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn do Tỉnh quản lý.Chú trọng đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cán bộ đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạch định đường lối phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương UBND tỉnh chủ trì, chỉ đạo mời nhà khoa học, các chuyên gia của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, phối hợp cùng với các sở, ngành chức năng của tỉnh xúc tiến xây dựng chương trình nghị sự phát triển bền vững phù hợp với tỉnh, trong đó có nội dung phát triển bền vững trong nông nghiệp.

3.2.5.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của chính quyền về phát triển bền vững trong nông nghiệp

Thực tiễn đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước là không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội.Vấn đề phát triển bền vững trong nông nghiệp lại là vấn đề rất mới, phạm vi rộng, có tầm quan trọng đặc biệt, do đó, cần có sự quan tâm hơn về sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Sự quan tâm này thể hiện trên các vấn đề sau:

- Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng

Cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò và tầm quan trọng của phát triển bền vững trong nông nghiệp.

nước trong lĩnh vực phát triển bền vững trong nông nghiệp.

+ Tổ chức thực hiện có chất lượng quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

+ Tổ chức công tác quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý lao động, dân cư, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống người dân; phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội chăm lo đời sống tinh thần cho nông dân; bảo đảm ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

- Đối với vai trò quản lý của Nhà nước

+Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biêt, nâng cao năng lực quản lý của cấp xã.

+ Triển khai chỉ đạo của Trung ương, thành lập ban nông nghiệp của cấp xã và có cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và nông thôn.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ kiến thức về phát triển bền vững cho đội ngũ cán quản lý nhà nước các cấp.

+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường và dự báo thị trường (cung, cầu) cho nông dân để họ lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của thế giới hiện đại, đứng trước những biến động mạnh mẽ của thiên nhiên và những hiểm họa do chính con người gây ra. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển bền vững. Phát triển bền vững trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là trên lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến môi trường….hầu hết các nước trên thế giới đã có chương trình nghị sự về phát triển bền vững; nhiều hội nghị quốc tế đã bàn bạc, thống nhất, thể hiện sự chung tay trong vấn đề này. Nhờ sự cố gắng chung đó mà thế giới đang định hướng sự phát triển theo hướng bền vững, nhưng cũng còn nhiều thách thức, tiềm ẩn những nhân tố không bền vững. đe dọa sự sinh tồn của loài người.

Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã sớm tham gia Công ước quốc tế về phát triển bền vững và ban hành nhiều văn bản pháp luật về hệ thống quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây cũng là vấn đề đang được các cấp các ngành, địa phương, cơ sở và nhân dân đón nhận, hưởng ứng thực hiện.

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, tỉnh Hưng Yên có sự nhận thức đúng đắn, đã cụ thể hóa vào các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển và đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá ổn định, an ninh lương thực đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện, xã hội nông thôn nhìn chung ổn định, có nhiều việc làm tiến bộ và bảo vệ môi trường sinh thái… tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên

cạnh mặt tích cực, ngành nông nghiệp Hưng Yên cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm đang thách thức sự phát triển bền vững của nông nghiệp như: dân số tăng nhanh trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu, chưa đồng bộ; khoa học công nghệ chưa tạo được sự đột phá về sản xuất nông nghiệp; sản xuất còn manh mún, nhỏ bé trong điều kiện thị trường cạnh tranh rộng lớn; một số vấn đề xã hộ bức xúc ở nông thôn chậm được giải quyết; vấn đề suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường nông thôn và những hạn chế trong chính sách, yếu kém về năng lực quản lý…những hạn chế đó đã làm cho nông nghiệp Hưng Yên tăng trưởng thiếu bền vững. Biểu hiện của nó là tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực chuyển dịch chậm, trình độ canh tác còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động thấp, khả năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh còn hạn chế….

Vì vậy, làm thế nào để phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên là vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm, nỗ lực chung của tất cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.

Nhìn nhận thấy những vấn đề bức cấp thiết trên đây, tác giả luận văn tiếp cận nghiên cứu và đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng và hệ thống giải pháp tổng thể từ xây dựng chính sách, đến các biện pháp kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trong nông nghiệp, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Hưng Yên trong thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY (Trang 104)