Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tổng thu nhập của chi nhánh tăng qua các năm trong giai đoạn 2010-2012, năm 2012 mức thu nhập tăng 37,5 tỷ đồng (tăng 4,4%) so với năm 2011, tuy là tăng nhưng đã tăng thấp hơn năm 2011 so với 2010; tuy nhiên bên cạnh đó thì công tác quản lí chi phí năm 2012 có chuyển biến tích cực nên do đó lợi nhuận thu được tương đối ổn định. Với sự biến động không ngừng của nền kinh tế từ năm 2011 trở lại đây, khi kinh tế vĩ mô chưa đi vào ổn định, phát triển. Rủi ro từ môi trường kinh doanh vẫn tăng cao. Lạm phát có nguy cơ bùng phát trở lại, tỷ giá hối đoái dự đoán có những biến động bất thường. Cùng với sự biến động không ổn định của nền kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trước nền kinh tế đầy biến động, BIDV chi nhánh Hà Nội cũng đã cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong năm 2012, điều này góp phần đóng góp vào toàn hệ thống BIDV.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI BIDV –CHI NHÁNH HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Những quy định chung về tín dụng đối với DNVVN tại BIDV – chi nhánhHà Nội Hà Nội
Như chúng ta đã biết chiếm hơn 90% doanh nghiệp trong nước là các DNVVN, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và ổn định kinh tế của đất nước, từ đó ta thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp này. Nhận thức được điều này BIDV - chi nhánh Hà Nội đã coi DNVVN là khách hàng quan trọng để đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý, thu hút nhiều các DNVVN hơn nữa.
Để được cấp tín dụng, không chỉ doanh nghiệp nói chung mà các DNVVN cũng phải đáp ứng điều kiện sau:
* Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; * Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
* Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều kiện:
* Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
* Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
* Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
* Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN VN và hướng dẫn của ngân hàng TMCP ĐT& PT Việt Nam.
* Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại BIDV – chi nhánh Hà Nội
2.2.2.1. Doanh số cho vay
Bảng 2.5: Tình hình DSCV đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- +/-% +/- +/-% Tổng DSCV 6.042 100 7.373 100 8.019 100 1.331 22 646 8,8 DSCV DNVVN 1.933 32 1.990 27 2.349 29.3 57 2,9 359 18 DSCV TCKT khác 4.019 68 5.383 73 5.670 70,7 1.364 33,9 287 5,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên nhận thấy giá trị DSCV đối với DNVVN của chi nhánh giữ ở khoảng 30% trên tổng DSCV. Ta có thể thấy tỉ trọng lần lượt từ 2010- 2012 là 32%, 27%, 29%, điều này có thể thấy được sự ưu ái của ngân hàng giành cho khách hàng là DNVVN. Cụ thể ở năm 2010, DSCV đối với DNVVN là 1.933 tỷ đồng, sang tới năm 2011 thì DSCV đối với DNVVN là 1.990 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tương đương tăng 2,9% so với năm 2010. Tiếp đến năm 2012 thì DSCV đối với DNVVN là 2.349 tỷ đồng, tăng 359 tỷ đồng tương đương tăng 18% so với năm 2011. Có thể thấy trong giai đoạn này với mục tiêu giữ vững ổn định và từng bước tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần kiềm chế lạm phát NHNN điều hành luồng tín dụng tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế theo hướng điều hành chung của Chính phủ. Cụ thể là: kiểm soát chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán ( tỷ trọng này đã giảm về mức khoảng 7%) ; đưa ra khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp; tập trung tín dụng vào 4 lĩnh vực ưu tiên là xuất khẩu, cho vay công nghiệp phụ trợ, cho vay DNVVN, cho vay nông nghiệp nông thôn,… tất cả những điều này đã góp phần cho DNVVN có điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn hơn, bên cạnh đó ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cũng tạo điều kiện về lãi suất để tạo điều kiện cho các DNVVN. Tuy nhiên chi nhánh tập trung cơ cấu tín dụng vào các tổ chức kinh tế thuộc các ngành nghề như đầu tư, kinh doanh bất động sản và xây dựng với
tỉ trọng tương đối lớn cũng gây ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ
Bên cạnh việc gia tăng về doanh số cho vay đối với DNVVN, BIDV - chi nhánh Hà Nội vẫn đảm bảo được nguồn thu nợ của mình để bù đắp chi phí liên quan quản lý đến khoản vay. Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng thì trước tiên khoản tín dụng đó phải đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Điều này được thể hiện qua bảng số liệu về doanh số thu nợ của chi nhánh như sau:
Bảng 2.6: Tình hình DSTN đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- +/- % +/- +/-% Tổng DSTN 4.169 100 5.818 100 7.148 100 1.649 39,6 1.330 18,6 DSTN DNVVN 1.676 40,2 1.792 30,8 2.001 28 116 6,9 209 11,6 DSTN TCKT khác 2.493 58,8 4.026 69,2 5.147 72 1.533 61,4 1.121 27,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng DSTN đối với DNVVN giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2012, điều này được thể hiện ở tỷ trọng DSTN lần lượt là 40,2%, 30,8%, 28%. Năm 2012, dư nợ của chi nhánh được tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng xếp hạng từ A trở lên chiếm 88,6% tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, dư nợ nhóm 2 có sự gia tăng so với năm 2011. Nợ cần chú ý và nợ xấu của của chi nhánh tập trung vào các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các ngành nghề liên quan. Điều này phản ánh tình trạng khó khăn của nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng đã gây ảnh hưởng rất nặng tới các doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó ta thấy DSTN năm 2011 tăng 116 tỷ đồng (tăng 6,9%) so với năm 2010, DSTN năm 2012 tăng 209 tỷ đồng (tăng 11,6%), điều này cũng cho thấy tín hiệu khả quan hơn đối với chi nhánh. Ta cũng cần xem xét tỷ lệ thu nợ tại chi nhánh để thấy được tình hình một cách cụ thể và khách quan nhất.
Bảng 2.7: Tỷ lệ thu nợ đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
DSTN DNVVN 1.676 1.792 2.001
DSCV DNVVN 1.933 1.990 2.349
DSTN / DSCV (%) 86,7 90,05 85,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Tỷ lệ DSTN/DSCV ở mức cao và đạt cao nhất vào năm 2011 với tỷ trọng là 90,05%. Điều này có thể thấy được sự nỗ lực từ phía ngâ hàng trong công tác thẩm định trước, trong và kiểm soát sau khi cho vay. Tuy nhiên thì sang tới năm 2012 thì con số này đã giảm xuống với tỷ lệ là 85,2%. Thông qua đó, một lần nữa ta lại càng thấy công tác chất lượng tín dụng rất quan trọng và càng phải được quan tâm chú ý hơn nữa.
2.2.2.3 Dư nợ tín dụng
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- +/- % +/- +/- % Tổng dư nợ tín dụng 4.320 100 4.540 100 5.184 100 220 5,1 664 14,2 Dư nợ tín dụng DNVVN 1.444 33,4 1.521 33,5 1.859 35,8 77 5,3 338 22,2 Dư nợ tín dụng TCKT khác 2.876 66,6 3.019 66,5 3.325 64,2 143 4,9 306 10,1
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu và đã được cụ thể hóa trong biểu đồ trên, có thể thấy BIDV – chi nhánh Hà Nội luôn tuân thủ các giới hạn tín dụng do BIDV giao; tập trung kiểm soát rủi ro một cách sát sao; nỗ lực, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng DNVVN đạt sát kế hoạch giao. Tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng trong năm không đồng đều cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh. Thứ hai, trong bối cảnh một số khách hàng lớn hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, dư bảo lãnh vẫn được duy trì là một thành công của chi nhánh. Tổng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt 4.540 tỷ đồng, tăng 220 tỷ đồng tương đương tăng 5,1% so với năm 2010, sang tới năm 2012 tuy vẫn còn rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế nhưng dư nợ tín dụng đã đạt 5.184 tỷ đồng, tăng 664 tỷ đồng tương đương tăng 14,2% so với năm 2011. Về dư nợ tín dụng đối với DNVVN do có được sự quan tâm chú ý từ phía ngân hàng cũng như có được sự hỗ trợ từ phía NHNN và Chính phủ nên dư nợ tín dụng đối với DNVVN cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể ta thấy tỷ trọng của dư nợ tín dụng đối với DNVVN tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2012 là 33,4%, 33,5%, 35,8% điều này cho thấy loại hình doanh nghiệp này có được rất nhiều sự ưu ái từ phía ngân hàng. Đặc biệt sang tới năm 2012 dư nợ tín dụng đối với DNVVN đạt 1.859 tỷ đồng tăng 338 tỷ đồng tương đương tăng 22,2% so với năm 2011. Trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, BIDV đã chủ
động tích cực triển khai các biện pháp, cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn, gặp khó khăn do khủng hoảng, như: thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay vốn, giảm phí dịch vụ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, khôi phục sản xuất, bên cạnh đó thì cũng triển khai ngay các biện pháp ứng xử mạnh mẽ đối với các khách hàng đang quan hệ tín dụng tại BIDV gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; cơ cấu tài chính cho khách hàng; miễn giảm lãi; ưu đãi về lãi suất, phí cho vay; mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; mua, bán nợ, gán nợ.
2.2.2.4. Nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi nợ vay. Nợ quá hạn là biểu hiện yếu kém về mặt tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2010% Giá trịNăm 2011% Giá trịNăm 2012%
Tổng nợ quá hạn 198 100 220 100 258 100
Dư nợ DNVVN 1.444 1.521 1.859
NQH DNVVN 26 13,13 33 15 41 15,89
NQH/Dư nợ
DNVVN 1,8 2,17 2,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Nợ xấu là một chỉ tiêu không những làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng mà còn gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đối với khách hàng được phân loại thành 5 nhóm; trong đó nhóm 1 là nợ tốt, nhóm 2 là nợ nghi ngờ, từ nhóm 3 đến nhóm 5 được xếp vào loại nợ xấu.
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2010% Giá trịNăm 2011% Giá trịNăm 2012%
Tổng nợ xấu 25,92 100 25,82 100 27,47 100
Dư nợ DNVVN 1.444 1.521 1.859
Nợ xấu DNVVN 2,2 8,48 2,7 10,45 3,1 11,28
Nợ xấu/Dư nợ
DNVVN 0,15 0,18 0,17
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV-chi nhánh Hà Nội về cơ bản vẫn được kiểm soát tốt, tuy nhiên nợ quá hạn có xu hướng gia tăng, nợ quá hạn DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn là 13,33% – 15,89%, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn của DNVVN trên tổng dư nợ tín DNVVN chỉ trong khoảng 2%. Có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn có sự gia tăng liên tiếp trong 3 năm 2010-2012, mà khoản nợ này tập trung vào DNVVN, điều này thể hiện tình hình khó khăn chung đối với khách hàng doanh nghiệp thuộc các lãi vực ngành nghề như đầu tư, kinh doanh bất động sản và xây dựng trong 3 năm vừa qua.
2.2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
DSTN DNVVN 1.676 1.792 2.001
Dư nợ tín dụng DNVVN 1.444 1.521 1.859
Vòng quay vốn tín dụng 1,16 1,18 1,08
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)
Theo số liệu bảng trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng tăng dần qua các năm, tuy nhiên vẫn ở mức chưa được cao và ở mức trung bình. Song đây cũng là những nỗ lực đáng khích lệ của chi nhánh trong công tác giám sát và thu hồi nợ. Đồng vốn mà ngân hàng đã giải ngân giúp cho các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh ngày càng có hiệu quả mang lại lợi nhuận không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả ngân hàng, giúp ngân hàng giảm được các khoản nợ xấu nợ quá hạn, giảm về rủi ro tín dụng.
2.2.2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận
Bảng 2.12: Lợi nhuận từ tín dụng của các DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- +/-% +/- +/-% Dư nợ DNVVN 1.444 1.521 1.859 77 5,3 338 22,2 Tổng lợi nhuận 220,3 100 246 100 272,5 100 25,7 11,7 26,5 10,8 Lợi nhuận DNVVN 37,5 17,02 45,2 18,37 51,8 19 7,7 20,5 9,3 20,6