Giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mối liên hệ tương hỗ, ngân hàng hoạt động và tồn tại trên cơ sở của khách hàng. Một khách hàng nếu làm ăn hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì tất nhiên sẽ trả được nợ cho ngân hàng, đồng thời bên cạnh đó cũng có khả năng mở rộng qui mô, vay thêm vốn, tạo cơ sở cho ngân hàng hoạt động. Ngược lại một ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng hoạt động yếu kém nếu có tỉ lệ nợ quá hạn lớn và hệ quả từ việc kinh doanh thua lỗ của khách hàng. Bởi vậy, việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng sẽ là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng cùng phát triển.
Làm dịch vụ tư vấn, ngân hàng nên đưa ra cho khách hàng những lời khuyên về các vấn đề như: sáng kiến cải tiến mở rộng kinh doanh, phát hiện bất hợp lí để giúp doanh nghiệp lựa chọn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chi nhánh cũng hỗ trợ các doanh nghiệp về việc tiếp cận các tin tức của ngành và thông tin kinh tế cập nhật, về xu hướng phát triển của ngành và các công cụ kinh doanh để giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, theo kịp đà phát triển của ngành. Có thể nhận thấy, phần lớn các DNVVN có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, ít vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, họ còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề nhân lực, quản lý, công nghệ, cũng như thông tin về thị trường sản phẩm, mà trong đó vấn đề lớn nhất là nguồn vốn kinh doanh và quản lý tài chính. Thực tế cho thấy các DNVVN chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của quản
lý tài chính, nên tiềm lực kinh doanh chưa được phát huy một cách tối đa. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phát triển, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng; triển khai các gói sản phẩm theo định hướng của ngân hàng TMCP Đầu tư& Phát triển Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây lắp. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cũng cần phải tư vấn cho các doanh nghiệp quản lý tài chính và cung cấp những giải pháp tài chính thích hợp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, cải tiến mở rộng sản xuất,… đồng thời cũng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, lập và xây dựng dự án khả thi. Tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng tiền vay có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất thì mới có thể phát huy được hiệu quả của nó. Tuy nhiên để làm được điều này, không chỉ phụ thuộc vào bản than chi nhánh Hà Nội mà còn cần sự hỗ trợ, phối hợp của tất cả các cơ quan như : Chính phủ, NHNN, Hiệp hội các DNVVN,…