Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Trang 34)

Năm 2012, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ kinh tế thế giới, kinh tế trong nước tuy có tăng trưởng song còn nhiều bất ổn và rủi ro tiềm ẩn: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn khả năng lạm phát cao trở lại; tín dụng tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng

cao. Sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giảm qui mô, ngừng giải thể còn lớn; tồn kho ở mức cao trên 20%... Tuy vậy, dưới sự điều chỉnh linh hoạt của Chính phủ, kinh tế Việt Nam 2012 vẫn đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Lạm phát giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra, CPI cả năm 2012 tăng 6,81%; kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2012 đạt 5,03%; thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo, dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay, tỷ giá ổn định trong suốt năm 2012, hạn chế được tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tín dụng chuyển hướng tích cực, vốn được tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN; mặt bằng lãi suất giảm mạnh và nhanh hơn dự kiến, lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ; đề án tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng và kế hoạch xử lý nợ xấu đang được chỉ đạo, triển khai quyết liệt và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước củng cố và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại theo lộ trình đặt ra.

Trong bối cảnh chung của kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính – tiền tệ, hoạt động của ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng TMCP ĐT&PT - chi nhánh Hà Nội cùng với sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên, ngân hàng TMCP ĐT&PT - chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn có vai trò quyết định qui mô tín dụng và khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, BIDV – chi nhánh Hà Nội luôn coi trọng công tác huy động vốn nhằm mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. BIDV - chi nhánh Hà Nội có mạng lưới huy động vốn đa dạng nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- +/- % +/- +/-% HUY ĐỘNG VỐN 8.471 8.402 8.701 -69 -0,8 299 3,6

NV phân theo loại tiền

- VND 7.094 7.468 7.868 374 5,3 400 5,4

- Ngoại tệ qui đổi 1.377 934 833 -443 -32,1 -101 -10,8

NV phântheo kì hạn

-Ngắn hạn( KKH+NH) 6.325 6.972 5.427 647 10,2 -1.545 -22,2

-Trung dài hạn 2.146 1.430 3.274 -716 -33,4 1.844 128,9

NV phân theo đối tượng khách hàng

-KH Định chế tài chính 2.497 2.577 1.973 80 3,2 -604 -23,4

-KH Doanh nghiệp 2.442 2.058 2.761 -384 -15,7 703 34,2

-KH Tư nhân, HGĐ 3.532 3.767 3.967 235 6,7 200 5,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Hà Nội)

Vốn huy động của chi nhánh năm 2011 đạt 8.402 tỷ đồng, giảm 0,8% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động giảm là do trong năm 2011 có nhiều khó khăn, nguồn vốn khan hiếm, NHNN xử phạt mạnh các trường hợp vượt trần lãi suất huy động 14%, giá vàng tăng cao, các nhà đầu tư chuyển hướng sang vàng thay vì gửi tiền ngân hàng. Giai đoạn này ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Đến cuối năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 8.701 tỷ đồng, tăng 229 tỷ đồng, tương đương 3,6%, đạt được mức độ tăng trưởng cao, tuy nhiên chỉ hoàn thành 93,9% kế hoạch tăng trưởng năm 2012.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh không thuận lợi, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên kết quả thực hiện năm 2012 của chi nhánh khá toàn diện trên các mặt hoạt động nói chung và huy động vốn nói riêng. Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên, vượt lên tất cả là sự quyết liệt, năng động, sang tạo trong điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra các quyết sách kịp thời, đưa hoạt động của chi nhánh vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về cơ cấu huy động vốn, không chỉ đạt được quy mô tăng trưởng tốt, cơ cấu huy động vốn đã có những chuyển biến tích cực về kì hạn và đối tượng khách hàng, cụ thể:

• Theo loại tiền:

Nguồn vốn nội tệ chiếm vị trí chủ chốt trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và có xu hướng tăng dần theo các năm 2010, 2011, 2012 tương đương với tỉ lệ tăng là 83,7%; 88,9%; 90,4% trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) có xu hướng giảm dần từ 16,3%; 11,1%; 9,6% theo các năm 200, 2011, 2012. Nguyên nhân là do trên thế giới luôn có sự biến động không ngừng của đồng USD và có sự đi xuống về mặt giá trị. Hơn nữa, tiền gửi ngoại tệ giảm do NHNN duy trì trần lãi suất huy động USD ở mức thấp, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức cao, tỷ giá được NHNN duy trì ổn định cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguồn vốn huy động bằng VND, cụ thể tăng 5,3%; 5,4% vào năm 2011, 2012.

• Theo kì hạn:

Cơ cấu tiền gửi có kì hạn có chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh. Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn đạt 6.972 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2010 nhưng sang tới năm 2012 thì nguồn vốn này giảm chỉ còn 5.427 tỷ đồng, giảm 22,2% so với năm 2011 và chiếm 62% tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kì hạn 1 tháng chiếm 41,5%.

Về nguồn vốn trung dài hạn tuy năm 2011 bị giảm 33,4% so với năm 2010 nhưng chi nhánh đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi năm 2012 nguồn vốn trung dài hạn đạt 3.274 tỷ đồng ( tăng 128,9%) so với năm 2011, chiếm 32% nguồn vốn, trong đó vốn tập trung chủ yếu tiền gửi kì hạn 12 tháng ( chiếm 92,4%).

• Theo đối tượng khách hàng:

Nền khách hàng của chi nhánh có chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của nhóm khách hàng dân cư và TCKT; giảm dần tỷ trọng tiền gửi nhóm khách hàng ĐCTC. Cụ thể, tiền gửi dân cư đã đạt 45,6%, tiền gửi TCKT là 31,7%, tiền gửi ĐCTC là 22,7%.

Huy động vốn khách hàng ĐCTC năm 2011 đạt 2.577 tỷ đồng, tăng 80 tỷ( tăng 3,2%) so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 đạt 1.973 tỷ, giảm 604 tỷ đồng( giảm 23,4%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do nguồn vốn tập trung vào các khách hàng lớn như BHXHVN, SCIC, tập đoàn Bảo Việt, ….

Huy động vốn khách hàng TCKT năm 2011 đạt 2.058 tỷ đồng, giảm 384 tỷ đồng( giảm 15,7%), sang đến năm 2012 thì nguồn vốn đối với khách hàng đạt 2.761

tỷ, tăng 703 tỷ đồng( tăng 34,2%) so với năm 2011, riêng trong dịp cuối năm tăng 782 tỷ. Điều này cho thấy tăng trưởng huy động vốn của TCKT chưa thực sự vững chắc do vẫn dựa vào một số khách hàng lớn: tập đoàn dầu khí Việt Nam, tổng công ty Lương thực Miền Bắc, tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, ….

Huy động vốn trong dân cư năm 2011 đạt 3.767 tỷ đồng, tăng 235 tỷ đồng (tăng 6,7%) so với năm 2010, và đến năm 2012 thì nguồn vốn huy động này là 3.967 tỷ đồng, tăng 200 tỷ (tăng 5,3%) so với năm 2011. Huy động vốn dân cư đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, và đây cũng chính là nhóm khách hàng tăng trưởng ổn định và bền vững trong năm 2012.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Theo Alan Greenspan: “Chúng ta không nên quên rằng chức năng kinh tế cơ bản của các thực thể được điều tiết này là chấp nhận rủi ro. Nên chúng ta giảm thiểu việc chấp nhận rủi ro để giảm xác suất thất bại xuống bằng 0 thì theo định nghĩa chúng ta đã loại bỏ chính mục đích của hệ thống ngân hàng.” Có thể nhận thấy rằng, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, BIDV – chi nhánh Hà Nội không ngừng mở rộng, phát triển hoạt động tín dụng cả về số lượng và chất lượng. Ta có thể thấy được tình hình sử dụng vốn qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- +/-% +/- +/-% Dư nợ tín dụng 4.320 4.540 5.184 220 5,1 664 14,2

Doanh số cho vay 6.042 7.373 8.019 1.331 22 646 8,8

Doanh số thu nợ 4.169 5.818 7.148 1.649 39,6 1.330 18,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 đạt 5.184 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng tương đương 14,2% so với năm 2011, đạt 96,1% kế hoạch tăng trưởng năm 2012. Đồng thời DSCV và DSTN cũng tăng cao cụ thể năm 2010, DSCV ở mức 6.042 tỷ đồng, DSTN là 4.169 tỷ đồng nhưng tới năm 2012 thì con số DSCV đã là 8.019 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần, còn DSTN là 7.148 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần. Năm 2010 là năm mà Chính phủ đã hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với DNVVN như chính sách kích cầu, kích thích phát

triển sản xuất kinh doanh, sang tới năm 2011, theo quyết định 21/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, cũng đã giúp chi nhánh hoàn thành được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Nhìn chung, xu hướng biến động trong hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn luôn theo sát xu hướng biến đổi chung của nền kinh tế và chỉ đạo của Chính phủ, vì mục tiêu tăng trưởng bền vững và ổn định.

DSCV của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, điều này thể hiện: Năm 2010, doanh số đạt 6.042 tỷ đồng thì sang năm 2011 đã đạt 7.373 tỷ đồng, tăng 1.331 tỷ đồng (tăng 22%). Sang năm 2012, DSCV đạt 8.019 tỷ đồng, tăng 646 tỷ đồng so với năm 2011 (tăng 8,8%). Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, DSCV của chi nhánh vẫn tăng đều thể hiện sự nỗ lực, cố gắng trong công tác tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng của chi nhánh, chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm những khách hàng mới, tiềm năng từ đó nâng cao mở rộng quan hệ và tăng DSCV, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

DSCV tăng kéo theo DSTN cũng tăng, điều này được phản ánh như sau: Năm 2010, DSTN là 4.169 tỷ đồng, năm 2011 thì đạt 5.818 tỷ đồng và đến năm 2012 con số này lên tới 7.148 tỷ đồng, tăng gần 1,8 lần so với năm 2010, có được điều này là do Chính phủ đã có những chỉ đạo như Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội . Song hành cùng với các chỉ đạo trên của Chính phủ, các chính sách tiền tệ cũng được NHNN ban hành một cách kịp thời nhằm điều hành thị trường tài chính – tiền tệ một cách linh hoạt, và điều không thể thiếu được chính là sự nỗ lực của chi nhánh trong công tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ đồng thời việc giải ngân của chi nhánh có hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. Song bên cạnh đó thì tốc độ tăng DSTN năm 2012(18,6%) lại thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2011(39,6%), vì vậy chi nhánh cần chú trọng đầu tư hơn nữa cho công tác giám sát thu hồi các khoản tín dụng đã cấp.

Ta có thể thấy quy mô cũng như cơ cấu hoạt động tín dụng của chi nhánh thông qua bảng sau:

Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- +/-% +/- +/-% Dư nợ tín dụng 4.320 4.540 5.184 220 5,1 644 14,2 1.Theo thời hạn - Ngắn hạn 3.890 3.968 4.155 78 2 187 4,71 - Trung dài hạn 430 572 1.029 142 33 457 79,9

2.Theo loại tiền

- VND 4.108 4.342 5.077 234 5,7 735 16,9

- Ngoại tệ( quy đổi) 212 198 107 -14 -6,6 -91 -46

3.Theo đối tượng KH

- KH định chế tài chính 0 - - - KH doanh nghiệp 4.124 4.309 4.893 185 4,5 584 13,6 - KH tư nhân, cá thể 196 231 291 35 17,8 60 26 4.Tỷ lệ nợ xấu 0,60% 0,57% 0,53% -0,03 -0,04 5.Tỷ lệ dư nợ nhóm 2 / tổng dư nợ 3,01% 3,31% 4,44% 0,3 1,31

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội)

Theo cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: Dư nợ tín dụng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2011, dư nợ tín dụng VND đạt 4.342 tỷ (chiếm 95,6%), tăng 234 tỷ đồng ( tăng 5,7%) so với năm 2010, sang đến năm 2012, đã lên tới 5.077 tỷ (chiếm 98%), tăng 735 tỷ đồng (tăng 16,9%) so với đầu năm. Bên cạnh đó thì dư nợ tín dụng ngoại tệ giảm dần qua các năm 2011, 2012, đặc biệt là năm 2012 giảm 46% so với năm 2011, nguyên nhân là do ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt cho vay bằng ngoại tệ của NHNN.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng thì dư nợ tín dụng của khách hàng TCKT đạt 4.893 tỷ đồng vào năm 2012, đạt 94%, tăng 584 tỷ đồng (tăng 13,6%) so với năm 2011.

Cơ cấu tín dụng của chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, cho vay các tổ chức kinh tế thuộc các ngành nghề như đầu tư, kinh doanh bất động sản và xây lắp với tỷ trọng tại thời điểm cuối năm 2012 là cho vay ngắn hạn đạt 4.155 tỷ đồng chiếm 80,15% tổng dư nợ, cho vay các tổ chức kinh tế đạt 4.893 tỷ đồng chiếm 94,39% tổng dư nợ và cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 3.122 tỷ đồng chiếm 60,22% tổng dư nợ. Về dư nợ ngắn hạn tăng tuy nhiên tăng ở mức nhẹ từ 2% lên tới 4,71%,. Dựa vào biểu đồ trên cùng với bảng số liệu ta thấy được cơ cấu tín dụng của chi nhánh nhìn chung vẫn duy trì ổn định, không có sự biến động lớn.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Có thể thấy, lợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu của bất kì loại hình kinh doanh nào và trong ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- +/-% +/- +/-% Tổng thu nhập 790,3 848 885,5 57,7 7,3 37,5 4,4 Tổng chi phí 570 602 613 32 5,6 11 1,8 Lợi nhuận 220,3 246 272,5 25,7 11,7 26,5 10,8

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w