Thứ nhất, về cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng.
Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thương mại, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn như:
Nên có chính sách khuyến khích và phát triển tự do hóa thị trường mua bán nợ. Hiện nay nhiều ngân hàng còn tồn đọng các khoản nợ chưa giải quyết được do tài sản bảo đảm không đầy đủ giấy tờ pháp lí mà ngân hàng không thể tự giải quyết được khó khăn này. Việc xử lí tài sản cần được thực hiện bởi tổ chức chuyên thực hiện mua bán nợ để tổ
chức này hoàn thiện thủ tục pháp lí cho tài sản, tổ chức bán đấu giá để giải quyết nợ và tài sản tồn đọng trong ngân hàng nhằm tái tạo ngay nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Với cách làm này việc khai thác và xử lí tài sản đảm bảo sẽ được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Sớm ban hành qui định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lí tài sản nợ /có và hệ thống quản lí rủi ro tín dụng.
Thứ hai, về vấn đề nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
Ngân hàng thương mại khi có bất kì một khách hàng nào vay thì đều phải có thông tin về khách hàng đó để quyết định đúng đắn khi cho vay. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn thì cần phải có thông tin hữu hiệu thực hiện công tác này. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu của thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã sớm cho chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng (CIC).
Hệ thống của CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thì hoạt động của CIC vẫn còn một số mặt hạn chế như các số liệu cung cấp thường không cập nhập, thiếu chính xác. Nguyên nhân của tình trạng này là các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho CIC thường chưa thực hiện đầy đủ pháp lệnh về kế toán thống kê nên thông tin công bố bị sai lệch. Một nguyên nhân nữa là sự thiếu hợp tác của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin.
Hiện nay, nghị định số 10/2010/NĐ-CP đã qui định về hoạt động của công ty thông tin tín dụng, tạo hành lang pháp lý cho công ty cung cấp thông tin tín dụng tư nhân thành lập và hoạt động. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng thu thập thông tin của CIC đồng thời quản lí chặt chẽ các công ty thông tin tín dụng nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty này và giảm rủi ro rò rỉ thông tin của khách hàng .
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động tại các ngân hàng thương mại theo hướng nâng cao khả năng cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
ngân hàng nhưng hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng chưa mang tính định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Báo cáo giám sát chưa mang tính liên tục, hệ thống giám sát này chưa thuyết phục nên các ngân hàng thương mại có tâm lí đối phó với hoạt động thanh tra, thiếu hợp tác trong quá trình giám sát và chấp hành sau thanh tra.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy chế cho vay riêng phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của các DNVVN.
Thực tế hiện nay, do ảnh hưởng xấu từ nên kinh tế nên các doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNVVN thiếu vốn kinh doanh trầm trọng trong khi các tổ chức tín dụng lại hạn chế cho vay, chính điều này đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các NHTM do mất đi một lượng lớn khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân gây hạn chế sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi NHNN cần nghiên cứu để đưa ra một văn bản chỉ đạo về cơ chế, quy chế cho vay riêng phù hợp với loại hình DNVVN.