Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay đối vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, đánh giá lại mứ độ khó khăn trong hoạt động của từng doanh nghiệp, có lộ trình cụ thể tập trung quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu nhằm giảm bớt chi phí dự phòng rủi ro đồng thời quyết liệt trong việc thu lãi treo từ khách hàng, cải thiện NIM tín dụng để gia tăng thu nhập cho chi nhánh.

giới hạn và tuân thủ hệ số Q do Hội sở chính giao, đảm bảo chỉ tăng trưởng tín dụng khi kiếm soát được rủi ro. Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng xếp loại A và cho vay các lĩnh vực được ưu tiên (doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, DNVVN, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ,…). Đảm bảo tăng trưởng tín dụng cả về chất, lượng và hiệu quả.

Định kì, ngân hàng phải tiến hành đánh giá định giá lại tài sản đảm bảo, phân tích doanh nghiệp sau cho vay, điều chỉnh lãi suất kịp thời để đảm bảo khả năng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả cao, trả nợ đúng hạn của khách hàng. Thông thường, sau khi phát tiền vay xong, ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện không khả năng trả nợ thì ngân hàng điều tra ngay và đưa ra các biện pháp kịp thời.

Với giác độ là người cho vay vốn, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu qủa kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ mà điều kiện quan trọng là: trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào.

Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể.

Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ... để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w