Về trình độ lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực tiễn Cà Mau (Luận văn Thạc sỹ hành chính công năm 2012) (Trang 86)

4 Lập kế hoạch công tác cá nhân

3.2.2.2. Về trình độ lý luận chính trị

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có bản lĩnh chính trị vững vàng là điều rất quan trọng trong quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Công chức phải có kiến thức lý luận chính trị công chức mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, mới vận dụng sáng tạo vào công tác quản lý, chuyên môn của đơn vị, giữ vững lập trường tư tưởng trước tình hình mới, gương mẫu trong đạo đức lối sống và từ đó mới tuyên truyền và hướng dẫn người dân làm theo.

Để nâng cao hơn nữa trình độ lý luận chính trị đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, coi trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chính trị cho

đội ngũ công chức làm cho họ thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, có thế giới quan phương pháp luận khoa học trong đánh giá, xem xét và giải quyết những vấn đề tư tưởng, lý luận; xác định đúng động cơ và thái độ làm việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ của từng người; Có năng lực phát hiện vấn đề, tham mưu cho cấp ủy đảng về những biện pháp nắm bắt và giải quyết những vấn đề tư tưởng; Có năng lực lập kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức thực hiện những nội dung mà nghị quyết của Đảng nêu ra; Có uy tín để chỉ đạo, tuyên truyền, lôi kéo quần chúng bằng nhân cách mẫu mực, sự sáng tạo, khéo léo, linh hoạt trong hoạt động tư tưởng, năng lực đoàn kết nội bộ tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình thức, phương pháp để nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ công chức. Trước hết, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động, nhất là hoạt động tuyên truyền miệng như: thông báo chính trị, nói chuyện thời sự, diễn thuyết mít tinh, trao đổi tọa đàm, hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, kể chuyện chiến đấu, kể chuyện công tác đảng, công tác chính trị... gắn với sử dụng các phương tiện trực quan như: khẩu hiệu, biểu ngữ, ảnh thời sự, triển lãm mô hình học cụ, tranh ảnh cổ động, báo tường, bản tin nội bộ, băng hình, băng tiếng... tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của mọi công chức; nâng cao chất lượng công tác giảng dạy lý luận chính trị; thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục, tăng cường phương pháp dạy học nêu vấn đề, trao đổi tọa đàm, tự do tranh luận; khắc phục lối truyền giáo áp đặt, buồn tẻ, một chiều.

Thứ ba, nâng cao vai trò của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, là những

chủ thể có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của trình độ lý luận chính trị của đội công chức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp ủy là công tác lãnh đạo tư tưởng chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ''Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc''[10,tr466]. Để phát huy vai trò, trách nhiệm của công chức, cấp ủy và thủ trưởng phải thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, nắm chắc tình hình mọi mặt, trước hết là tình hình chính trị, tư tưởng để xây dựng kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị nói chung và công tác tư tưởng, lý luận nói riêng; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chế, quy định về chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ của các công chức trong nâng cao trình độ lý luận chính trị, làm cơ sở hành lang pháp lý để mọi tổ chức, mọi lực lượng tích cực, chủ động trong quá trình thực hiện công tác tư tưởng, lý luận.

Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công chức

Hiện nay phần nhiều trình độ văn hóa của đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện đều được nâng cao nhưng vẫn còn yếu về kỹ năng. Ngoài Học viện Hành chính còn có nhiều nơi mở lớp tập huấn và bồi dưỡng về kỹ năng hành chính cho công chức. Tuy nhiên, những lớp học này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự hiệu quả. Công chức tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng chủ yếu bắt buộc phải lựa chọn các lớp học để nhằm hoàn chỉnh tiêu chuẩn, hoặc học để được bổ nhiệm. Do vậy, tập huấn và bồi dưỡng công chức theo nhu cầu là một yêu cầu hết sức quan trọng hiện nay. Để tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng trở thành một nội dung không thể thiếu và hấp dẫn đối với công chức cần:

Thứ nhất, hoạt động tập huấn, bồi dưỡng mang tính cụ thể phải đáp ứng

đòi hỏi hoàn thiện hoạt động của công chức nhằm sử dụng tốt nhất năng lực của họ. Điều đó có nghĩa là tập huấn, bồi dưỡng căn cứ theo nhu cầu công việc như cùng công chức cấp huyện nhưng nhu cầu của công chức Tài chính – Kế toán khác với công chức Địa chính – Xây dựng và từ đó xác định rõ các kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khóa học.

Thứ hai, tạo cho công chức hứng thú học tập. Muốn vậy, nội dung

chương trình học phải phong phú, đa dạng, thiết thực và đặc biệt phải căn cứ vào nhu cầu của từng cá nhân. Mỗi công chức thấy thiếu những kỹ năng nào, cần tập huấn, bồi dưỡng những gì thì đăng ký học đúng lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đó. Cần ban hành những quy định cho phép công chức chỉ học những lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thiếu hoặc yếu, không cần phải học hết chương trình như hiện nay. Việc này sẽ làm tăng hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng do học viên sẽ được tập trung học những gì thật sự cần thiết đối với họ trong quá trình công tác, tạo sự hứng thú cho học viên trong học tập và qua đó nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức.

Thứ ba, các nhà quản lý phải hỗ trợ, thực hiện và nâng cấp các kế hoạch phát triển tổ chức nhằm giúp công chức hoàn thiện công việc của họ đáp ứng yêu cầu của cơ quan và phù hợp với năng lực; tạo cơ hội cho công chức phát triển chức nghiệp. Muốn đạt được điều đó, các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch đáp ứng nguyện vọng của từng công chức về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng; tạo điều kiện thích ứng cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng. Điều này thật sự tạo cho công chức sự yên tâm trong quá trình học tập và phát huy cao năng lực của mình trong công việc.

Xây dựng tiêu chuẩn về kỹ năng

Tiêu chuẩn là khâu quan trọng đầu tiên. Nhưng tiêu chuẩn công chức mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện hiện nay xác định dựa trên tiêu chuẩn chung theo Luật Cán bộ, công chức năm 2010 và tiêu chuẩn cụ thể theo chức danh ngạch công chức. Tuy nhiên tiêu chuẩn công chức hiện nay có nhiều điểm cần bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới. Hệ thống tiêu chuẩn này bộc lộ một số mặt hạn chế như tiêu chuẩn trình độ được nhấn mạnh nhưng tiêu chuẩn về năng lực vẫn còn mờ nhạt, chưa rõ ràng. Đặc biệt là trong tiêu chuẩn năng lực chưa chú ý đến tiêu chí về kỹ năng thực thi công việc. Vì vậy cần xây dựng tiêu chuẩn theo hướng cụ thể hóa, lượng hóa các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, trình độ để có thể đảm đương chức trách, nhiệm vụ trên lĩnh vực công tác. Việc quy định tiêu chuẩn cụ thể của công chức khối hành chính cấp huyện phụ thuộc vào các yếu tố, đặc điểm, tính chất của từng loại công việc mà công chức đảm nhiệm.

Tiêu chuẩn về năng lực công chức phải có và nhất thiết phải có nội dung liên quan đến các nhóm kỹ năng để khi thực thi nhiệm vụ công chức được bố trí vào từng vị trí việc làm phù hợp.

Thứ nhất, đối với công chức giữ vị trí quản lý, lãnh đạo cần có những

quy định cụ thể liên quan đến các kỹ năng như:

- Kỹ năng tham mưu chiến lược và điều hành công việc hàng ngày;

- Kỹ năng bao quát với năng lực biết tập trung cho các công việc chính yếu, quan trọng;

- Kỹ năng định hướng chỉ đạo với năng lực biết lắng nghe trao đổi và đối thoại;

- Kỹ năng quản lý hành chính, tài chính và nhân sự trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý;

- Kỹ năng tập hợp, đoàn kết công chức trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý;

- Kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.

Thứ hai, đối với công chức chuyên môn cũng cần có những quy định cụ

thể và rõ ràng theo từng lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. Công chức khối hành chính cấp huyện nên cần thiết có những tiêu chuẩn cụ thể năng lực về các kỹ năng như:

- Kỹ năng xây dựng chính sách; - Kỹ năng phối hợp trong công vụ;

- Kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; - Kỹ năng làm việc độc lập;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hành chính….

Như vậy việc ban hành bổ sung hoàn chỉnh tiêu chuẩn công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện hiện nay là rất cần thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức về chế độ công vụ, công chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực tiễn Cà Mau (Luận văn Thạc sỹ hành chính công năm 2012) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w