4 Lập kế hoạch công tác cá nhân
3.2.3.2. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ
Việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cho đội ngũ công chức là nội dung rất cần thiết trong gia đoạn hiện nay. Một số nội dung trọng tâm cần được tuyên truyền giáo dục:
Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến Luật Cán bộ công chức, Luật
phòng chống tham nhũng và các chủ trương của tỉnh để cán bộ, công chức đang thực thi công vụ hay đang trong quy hoạch cán bộ chủ chốt nâng cao nhận thức, xác định động cơ học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đó, giúp mỗi công chức nhận thức được việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tự điều chỉnh hoàn thiện mình, trau dồi đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống lành mạnh là “chìa khóa” để nâng cao uy tín.
Thứ hai, mỗi công chức phải đề ra kế hoạch, đăng ký mốc phấn đấu về
nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức từng năm. Kế hoạch đăng ký phấn đấu này phải được tổ chức đảng và cấp trực tiếp quản lý coi là một trong những căn cứ xem xét đánh giá cán bộ hằng năm.
Thứ ba, tuyên truyên giáo dục về lòng tự hào nghề nghiệp, về trọng
trách phục vụ nhân dân và về trách nhiệm không nhỏ của công chức đối với sự phát triển của địa phương, về truyền thống lịch sử, địa lý của Cà Mau… Những điều này sẽ làm tăng thêm niềm tự hào của công chức trong nghề nghiệp của mình góp phần xây dựng nền công vụ minh bạch, trong sạch, hiện đại.
Những giải pháp cơ bản, chủ yếu trên, nếu được cấp ủy các cấp, các ngành thực hiện tích cực sẽ đảm bảo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển của đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện.
Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện là cơ quan hành chính cấp trung gian hoạt động thường xuyên, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc hành chính Nhà nước ở địa phương và thực hiện chức năng trực tiếp phục vụ nhân dân. Với vai trò quan trọng như vậy đòi hỏi phải có một đội ngũ công chức có đủ năng lực để thực thi công vụ hiệu quả. Tuy nhiên, đội ngũ công chức hiện nay còn nhiều bất cập về trình độ, kỹ năng, thái độ.
Đề tài đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Dựa trên những lý luận và hoàn cảnh cụ thể tại địa phương luận văn đã dưa ra những giải pháp cần thiết như thể chế về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức; đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn; tuyển dụng, sử dụng công chức; xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực; thể chế về tiêu chuẩn; công tác đánh giá công chức; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng; nâng cao trách nhiệm công vụ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
Những giải pháp đưa ra nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Qua đó đáp ứng được yêu cầu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 đến 2020 và phương hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình trong sự nghiệp đổi mới, từng bước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình đổi mới đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ đề ra, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Cà Mau là một tỉnh cực Nam của Tổ quốc, trình độ dân trí chưa cao, hệ thống giao thông còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng đội ngũ công chức còn nhiều hạn chế. Mặc dù đội ngũ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện ở Cà Mau trong những năm qua đã được nâng cao trình độ so với những năm trước đây. Nhưng so với mặt bằng chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn tỉnh cũng như trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của địa phương thì chất lượng hiện nay của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện có thể sẽ tụt hậu trong những năm tiếp theo. Vì vậy, tác giả mong muốn thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực
tiễn Cà Mau” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Qua nghiên cứu và thông qua khảo sát, luận văn đã cơ bản phản ánh thực trạng hạn chế năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp huyện, có những đóng góp mới nhất định lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức. Trên cơ sở các quan điểm, phương hướng và qua các kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ đó phản ánh những thành tựu và những hạn chế về năng lực của đội ngũ công chức. Luận văn cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Dựa trên những lý luận, thực tiễn và hoàn cảnh cụ thể tại địa phương, luận văn đưa ra những giải pháp thiết thực, bảo đảm tính khả thi. Các giải pháp đã chú trọng đến ba yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên năng lực thực thi công vụ của công chức là trình độ, kỹ năng và thái độ. Việc tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản như: thể chế về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng chuyên sâu và có trang bị kiến thức quản lý hành chính nhà nước;
tuyển dụng và sử dụng công chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đặc biệt là trong thi tuyển cạnh tranh; xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi mà cụ thể là các kỹ năng làm việc; thể chế về tiêu chuẩn; công tác đánh giá công chức; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng; nâng cao trách nhiệm công vụ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức một cách thực chất là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu công tác này được sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, từ phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm nổ lực rèn luyện, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để không ngừng học tập nâng cao trình độ của mỗi cá nhân thì chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cả nước nói chung, của các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện nói riêng sẽ ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới.