4 Lập kế hoạch công tác cá nhân
3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Cà Mau, gia
chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011-2015
Theo quyết định số 2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ, tỉnh đã chú trọng đến việc nâng cao
năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức và đề ra phương hướng là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020 có số lượng và cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự phát triển của tỉnh. Trong đó cần tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị cho đội ngũ công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả; thể chế hóa các quy định của pháp luật về việc sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức; nâng cao chất lượng việc cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng đơn vị; xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài; thực hiện tốt công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ.
Trên cơ sở kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ và trước tình hình thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã có quyết định số 1801/QĐ- UBND về Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 – 2015. Trong kế hoạch đó công chức cấp tỉnh và công chức cấp huyện đều được xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Để thực hiện các mục tiêu đó, tỉnh đã đề ra phương
hướng cụ thể là: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thu hút nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn của từng ngạch cán bộ công chức; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng và ban hành chính sách phù hợp để tạo điều kiện cán bộ, công chức nâng cao năng lực thực thi công vụ.
Cà Mau không có nhiều lợi thế như cơ sở hạ tầng còn yếu, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn; trình độ dân trí chưa cao; nền kinh tế trong những năm qua tuy có bước tăng trưởng, nhưng chưa ổn định vững chắc, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh cho địa phương thì việc xác định phương hướng và đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực cho đội ngũ công chức là yếu tố quyết định. Có thể nói, phương hướng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh đã tạo một bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhằm hiện đại hóa trong quản lý hành chính nhà nước.