Bản án, quyết định bị xét lại theo thủ tục tái thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 66)

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:

2.2.2. Bản án, quyết định bị xét lại theo thủ tục tái thẩm

Điều 304 BLTTDS quy định: "Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nh-ng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đ-ợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đ-ơng sự không biết đ-ợc khi Toà án ra bản án, quyết định đó" [40].

Từ tái thẩm là hai từ ghép: tái là làm lại (mới); thẩm là hỏi. Tái thẩm

là xử lại nh- một vụ án mới.

Giống nh- giám đốc thẩm, tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự, trong đó Tòa án xét lại bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và đ-ơng sự khi phát hiện tình tiết mới của vụ án đều có quyền thông báo bằng văn bản cho ng-ời có quyền kháng nghị để họ thực hiện việc kháng nghị tái thẩm. Tuy vậy, căn cứ

để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khác căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, thì căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án. Điều 305 BLTTDS quy định bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau: mới phát hiện đ-ợc tình tiết quan trọng của vụ án mà đ-ơng sự đã không thể biết đ-ợc trong quá trình giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của ng-ời giám định, lời dịch của ng-ời phiên dịch không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; bản án, quyết định hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, kinh doanh, th-ơng mại của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà n-ớc mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Khi xem xét lại bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm xem xét có hay không có những tình tiết là căn cứ cho việc kháng nghị. Từ đó Hội đồng tái thẩm quyết định theo một trong các h-ớng sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án; huỷ bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.

Cũng nh- việc thực hiện quyền hạn của cấp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là một cơ chế hủy án để xét xử lại vụ án dân sự, là một bảo đảm quan trọng cho các cấp xét xử thực hiện chức năng của mình: sửa chữa, khắc phục những sai lầm có thể có trong các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, bảo đảm cho các phán quyết của Tòa án luôn đúng pháp luật. Tuy nhiên, chính điều này làm ng-ời ta lo ngại chất l-ợng xét xử của Tòa án và điều quan trọng hơn, nó đặt tình trạng vụ án bị xử lại nhiều lần. Thậm

chí, với cơ chế hủy án nh- đã phân tích thì d-ờng nh- không có giới hạn cho số lần mở phiên tòa cho một vụ án [17, tr. 100].

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, tổ chức tố tụng làm sao bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự trong vụ án, việc dự liệu và quy định các cấp Tòa án xét xử nhằm bảo đảm những quyền, lợi ích chính đáng là một yêu cầu cần thiết. Nh-ng phải khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử của Tòa án cả về ph-ơng diện lý luận và thực tiễn, phải có những giải pháp, nhất là vấn đề hoàn thiện pháp luật, hành lang pháp lý đủ mạnh, có vậy mới tránh việc phải mở nhiều phiên tòa cho một vụ án và xét xử kéo dài một vụ án qua nhiều năm.

Ch-ơng 3

Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 66)