- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:
2.1.2.3. Hiệu lực của bản án, quyết định phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 17 BLTTDS: bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực pháp luật. Tính chất "chung thẩm" còn đ-ợc hiểu là lần xét xử cuối cùng. Khoản 6, điều 279 BLTTDS quy định: "Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án" [40]
Nh- vậy, sau khi bản án phúc thẩm đ-ợc tuyên, nó có hiệu lực pháp luật ngay và đ-ợc thi hành. Về căn bản, bản án, quyết định phúc thẩm sẽ không phải là đối t-ợng để bị xét lại. Tuy nhiên, bản án, quyết định phúc thẩm có thể bị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, có kháng nghị của ng-ời có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng. Tức là bản án, quyết định rơi vào một trong những tr-ờng hợp:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thì đ-ơng sự, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị bằng văn bản với ng-ời có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Theo đó bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm có thể bị ng-ời có thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án, quyết định
tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể bị xét lại theo thủ tục tái thẩm khi có kháng nghị của ng-ời có thẩm quyền trong các tr-ờng hợp:
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đó không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.
Căn cứ theo thẩm quyền, ng-ời có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Đối với việc xét xử của Tòa án sơ thẩm, khi giải quyết VADS, Tòa án chỉ xem xét giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện của nguyên đơn, theo yêu cầu của nguyên đơn, thì tại Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cũng chỉ xem xét giải quyết bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử. Vì việc kháng cáo là kháng cáo bản án, quyết định của Tòa sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật. Nếu việc kháng cáo chỉ là một phần bản án, quyết định thì những phần không bị kháng cáo đ-ợc đem ra thi hành ngay. Còn những phần bị kháng cáo thì không đ-ợc đ-a ra thi hành. Tr-ờng hợp bản án, quyết định bị kháng cáo toàn bộ thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo Điều 263 BLTTDS, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Ngoài ra, Tòa án cấp
phúc thẩm có thể xem xét những phần khác của bản án, quyết định có liên quan đến kháng cáo. Nh-ng kháng cáo về những vấn đề ch-a đ-ợc xét xử ở cấp sơ thẩm thì không đ-ợc xem xét ở cấp phúc thẩm.
Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC h-ớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của BLTTDS đã h-ớng dẫn nh- sau: có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị là tr-ờng hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.