Cấp xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 56 - 57)

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:

2.1.2.Cấp xét xử phúc thẩm

Tại Điều 242 BLTTDS quy định: "xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị " [40].

Phúc thẩm vụ án dân sự là việc xét xử lần thứ hai một VADS, thủ tục phúc thẩm đ-ợc tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Đây là một nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử mà hệ thống Tòa án của Việt Nam cũng nh- của nhiều n-ớc trên thế giới áp dụng nhằm đảm bảo tính thận trọng cho các phán quyết nhân danh nhà n-ớc. Có quan điểm cho rằng, để đảm bảo đúng đắn nguyên tắc hai cấp xét xử tại cấp phúc thẩm, phải:

Thể hiện đầy đủ rằng phúc thẩm là một cấp xét xử. Tính chất của phúc thẩm phải là xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm phải đ-ợc tiến hành nh- xét xử sơ thẩm, nghĩa là phải có đầy đủ phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục xét hỏi công khai tại phiên tòa, thủ tục tranh luận, nghị án và tuyên án; Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định về thực chất vụ án... [16].

Và "đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các đ-ơng sự đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Đây là các quy định liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị, liên quan đến quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm v.v... " [16].

Với tính chất xét lại vụ án trong tr-ờng hợp bản án, quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, thủ tục phúc thẩm là một đảm bảo về mặt tố tụng để những bản án, quyết định của Tòa án tr-ớc khi đã tuyên phải là những bản án, quyết định đúng pháp luật, bảo vệ đ-ợc quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự.

Mặc dù vậy, không phải tất cả các vụ án xét xử qua cấp sơ thẩm đều bị phúc thẩm. Chỉ những vụ án mà có yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định sơ

thẩm giải quyết vụ án đó thì vụ án mới bị xét xử phúc thẩm. Một bản án, quyết định sơ thẩm, nếu có sai lầm, nh-ng không có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu phúc thẩm thì bản án, quyết định đó cũng không bị xét xử phúc thẩm. Mặt khác, khi bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện thấy sai lầm thì cũng không phải là đối t-ợng của thủ tục phúc thẩm. Trong tr-ờng hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm đó sẽ bị xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 56 - 57)