Với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 29)

Nguyên tắc hai cấp xét xử đã là nguyên tắc mà việc thực hiện nhằm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đ-ơng sự trong TTDS. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng sự cũng là nguyên tắc đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự tại Tòa án. Theo đó, đ-ơng sự có thể tự mình hoặc thông qua ng-ời khác có kiến thức pháp luật biện hộ cho họ tr-ớc Tòa án. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đ-ơng sự trong hai cấp xét xử là đảm bảo quyền tự bảo vệ của đ-ơng sự thông qua Tòa án, việc xét xử phúc thẩm tạo điều kiện cho đ-ơng sự đ-ợc tham gia tố tụng một lần nữa ở Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, vụ án đã đ-ợc xét xử ở cấp sơ thẩm, pháp luật vẫn quy định đ-ơng sự có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp trên và Tòa án cấp trên phải xét xử lại vụ án.

Xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thẩm là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi đ-ơng sự có kháng cáo, không thỏa mãn với những gì cấp sơ thẩm đã xét xử. Bằng ý thức chủ quan của mình, họ cho rằng việc xét xử ở cấp sơ thẩm không khách quan, không bảo vệ đ-ợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, yêu cầu Tòa án cấp trên của Tòa sơ thẩm phải xét xử lại để bảo vệ quyền lợi cho đ-ơng sự. Thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy, qua xét xử phúc thẩm, không phải bao giờ việc xét xử ở cấp sơ thẩm đã sai. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền bảo vệ của đ-ơng sự, dù qua nghiên cứu hồ sơ vụ án ở cấp sơ thẩm, Tòa phúc thẩm thấy việc xét xử là khách quan, đúng pháp luật thì cũng không đ-ợc từ chối việc xét xử lại vụ án.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)