Cấp xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 37)

Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

2.1.1. Cấp xét xử sơ thẩm

Theo Từ điển tiếng Việt thì "sơ thẩm là xét xử một vụ án với t- cách là Tòa án ở cấp xử thấp nhất" [66, tr. 869]. Còn Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: "Sơ thẩm là việc Tòa án xét xử lần đầu một vụ án" [27, tr. 312].

Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu đối với vụ án và là cấp xét xử thứ nhất. Đây là cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong thủ tục tố tụng giải quyết các vụ án dân sự. Theo tác giả Trần Văn Độ, để đảm bảo thực hiện đúng đắn nguyên tắc hai cấp xét xử, các thủ tục tố tụng ở cấp sơ thẩm phải đáp ứng yêu cầu: "đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc xét xử sơ thẩm vụ án một cách khách quan, toàn diện, chính xác; mọi vấn đề đều đ-ợc cấp sơ thẩm giải quyết" [16]. Nếu xét xử ở cấp thứ nhất đúng pháp luật, có căn cứ, làm cho các đ-ơng sự tâm phục, khẩu phục, thì hết thời hạn kháng cáo của đ-ơng sự, kháng nghị của Viện kiểm sát, bản án có hiệu lực và đ-ợc thi hành. Nh-ng nếu trong thời gian bản án, quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định đó buộc phải đ-ợc xét xử tại cấp phúc thẩm.

Cơ sở pháp lý cho việc xét xử VADS - theo h-ớng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC -

là hành vi khởi kiện của ng-ời có năng lực chủ thể (năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân, tổ chức, ng-ời đại diện) khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc của ng-ời khác, cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích chung phải khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, đảm bảo các điều kiện về nội dung, hình thức khởi kiện. Trên cơ sở đó Tòa án thụ lý vụ án và ra quyết định đ-a vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)