Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 31 - 36)

Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

2.1. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Nguyên tắc hai cấp xét xử đ-ợc quy định cả trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Bộ Luật tố tụng dân sự. Điều 11 Luật tổ chức Tòa án năm 2002 quy định:

1. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải đ-ợc xétt xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì đ-ợc xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định [47].

Tại Điều 17 BLTTDS 2004 quy định:

1. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng

cáo, kháng nghị thì vụ án phải đ-ợc xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đó có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì đ-ợc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Bộ luật này [40].

Theo Từ điển tiếng Việt, chế độ là: "Toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó" [66, tr. 143]. Theo nghĩa thông th-ờng, chế độ là quy định bắt buộc, đ-ợc đặt ra bởi Nhà n-ớc, hoặc ng-ời có thẩm quyền, là cái ng-ời ta đ-ợc h-ởng. Chính vì thế, chế độ th-ờng gắn với Nhà n-ớc trong lĩnh vực chính trị hoặc những quy định buộc phải tuân theo trong một số phạm vi nh- chế độ khen th-ởng, chế độ điều trị...

Chế độ hai cấp xét xử cũng là quyền đ-ợc h-ởng của cá nhân tổ chức trong hoạt động t- pháp và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, ng-ời tiến hành tố tụng trong việc xét xử VADS tại hai cấp xét xử của TAND. Nh- vậy, thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS chính là quyền của công dân, tổ chức đ-ợc giải quyết những tranh chấp tại hai cấp xét xử của TAND, theo một trình tự thủ tục quy định tại BLTTDS, mà các cơ quan tiến hành tố tụng, ng-ời tiến hành tố tụng phải thực hiện để đảm bảo giải quyết VADS.

Nguyên tắc hai cấp xét xử đ-ợc quy định tại các điều 17, 245, 247, 252 BLTTDS, theo tác giả Tống Công C-ờng, nội dung cơ bản của nguyên tắc hai cấp xét xử là:

- Các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa sơ thẩm khi ban hành sẽ ch-a có hiệu lực pháp luật ngay mà trù liệu một thời hạn nhất định cho các đ-ơng sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị. Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản

án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải đ-ợc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

- Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay. Nhằm đảm bảo tính nhanh chóng của tố tụng cũng nh- tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đ-ơng sự để kéo dài vụ án, pháp luật chỉ quy định cho phép đ-ơng sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị một lần mà thôi.

- Nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đ-ơng sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Nói cách khác, Tòa phúc thẩm chỉ xét xử lại trong phạm vi những nội dung mà Tòa sơ thẩm đã xét xử và, đ-ơng nhiên, chỉ những phần đ-ơng sự kháng cáo. Tòa phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu nh- vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy nhiên việc đề xuất chứng cứ mới tr-ớc Tòa phúc thẩm để biện giải cho các yêu cầu của mình là quyền của đ-ơng sự và nó hoàn toàn khác với yêu cầu mới.

- Những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải đ-ợc mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành. Những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hay bãi bỏ. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những tr-ờng hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự n-ớc ta, các đ-ơng sự không có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà chỉ có những ng-ời đứng đầu cơ quan Tòa án hoặc Viện kiểm sát mới có quyền quyết định [7].

Thông qua quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử, Nhà n-ớc chính thức thừa nhận và quy định việc xét xử của vụ án đ-ợc xét xử qua hai cấp. Hai cấp xét xử ở hệ thống Tòa án n-ớc ta hiện nay cấp là sơ thẩm và phúc thẩm. Việc xét xử lần đầu là xét xử sơ thẩm do TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 BLTTDS.

Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần đầu một VADS, khi có đơn khởi kiện của đ-ơng sự, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau phán quyết của Tòa án, một bản án, quyết định của Tòa án đ-ợc ra đời, song nó chỉ có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị do pháp luật quy định mà không có kháng cáo, kháng nghị. Khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì đ-ợc đảm bảo thi hành bằng c-ỡng chế thi hành án, nếu các bên không chấp hành phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, không phải bao giờ trong hoạt động xét xử của Tòa án, qua một phiên tòa sơ thẩm đã đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đúng đắn của vụ án. Vì nhiều lý do khác nhau, các đ-ơng sự có thể không chấp nhận phán quyết của Tòa án sơ thẩm, chống án lên Tòa án cấp trên yêu cầu giải quyết tranh chấp của họ. Vì vậy Tòa án phải xét xử phúc thẩm vụ án

Xét xử phúc thẩm dân sự là Tòa án xét xử lại VADS mà bản án, quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Xét xử phúc thẩm là giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử hai cấp sau khi Tòa án sơ thẩm xét xử, các đ-ơng sự, ng-ời đại diện của đ-ơng sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án. Quyền kháng cáo của đ-ơng sự là biểu hiện cụ thể của quyền dân chủ công dân đ-ợc pháp luật bảo vệ. Việc xét xử phúc thẩm dân sự do Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành. Nếu nh-, việc phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm đ-ợc dựa vào tiêu chí tính chất, loại vụ việc thì việc phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm dựa trên tiêu chí cấp Tòa án. Vì vậy, xét xử ở cấp phúc thẩm luôn

đ-ợc tiến hành bởi cấp trên trực tiếp của Tòa án đã tiến hành xét xử sơ thẩm. Theo Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức TAND thì n-ớc ta có ba cấp Tòa án thực hiện việc xét xử, đó là: TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh và TANDTC. Do đó Tòa án thực hiện việc xét xử phúc thẩm luôn là Tòa án cấp tỉnh trở lên, Tòa án cấp huyện chỉ thực hiện nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các VADS.

Khi xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Đây là đặc điểm rất khác biệt của việc xét xử phúc thẩm với xét xử sơ thẩm và việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu nh-, nội dung của việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nội dung của việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là xét lại tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thì nội dung của việc xét xử phúc thẩm là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Nghĩa là, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận các yêu cầu kháng cáo, kháng nghị và công nhận quyết định của bản án sơ thẩm là có căn cứ thực tế hay không? Có đúng quy định pháp luật nội dung hay không? Việc ra bản án, quyết định có theo thủ tục pháp luật quy định hay không?

"Thực hiện chế độ hai cấp xét xử" không phải là vấn đề mới đ-ợc quy định trong luật TTDS. Tr-ớc đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989; Luật tổ chức TAND năm 1981 và 1992 không quy định nguyên tắc này, nh-ng ngay từ khi thành lập Nhà n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy định về hai cấp xét xử đã đ-ợc ghi nhận tại Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946. Đến năm 1960, Nhà n-ớc ban hành Luật tổ chức TAND thì nguyên tắc hai cấp xét xử đã đ-ợc quy định tại Điều 9 của Luật này. Và sau đó, khi Nhà n-ớc ban hành Luật tổ chức TAND năm 1981 thì nguyên tắc này

không đ-ợc quy định nữa. Tuy từ năm 1981 nguyên tắc hai cấp xét xử không đ-ợc quy định trong các văn bản pháp luật, nh-ng thực tế, việc xét xử theo hai cấp vẫn đ-ợc các TAND n-ớc ta tiến hành. Đến năm 2002, thực hiện chủ tr-ơng cải cách t- pháp nguyên tắc "hai cấp xét xử" lại đ-ợc quy định trở lại trong Luật Tổ chức TAND năm 2002 và sau đó tiếp tục đ-ợc quy định trong BLTTDS năm 2004. Nguyên tắc hai cấp xét xử thể hiện quan điểm của Nhà n-ớc về tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án. Đây là t- t-ởng chỉ đạo có tính bắt buộc về tổ chức tố tụng để đảm bảo cho việc xét xử các vụ án đ-ợc khách quan và đúng đắn, bảo vệ đ-ợc các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà n-ớc và xã hội.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)