Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
2.1.1.2. Quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Bộ luật tố tụng dân sự không quy định quyền hạn xét xử của Hội đồng xét xử sơ thẩm, nh-ng tại Điều 210 BLTTDS quy định nh- sau:
1. Bản án phải đ-ợc Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định thay đổi ng-ời tiến hành tố tụng, ng-ời giám định, ng-ời phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hoãn phiên tòa phải đ-ợc thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải đ-ợc lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác đ-ợc Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nh-ng phải đ-ợc ghi vào biên bản phiên tòa [40].
Sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên, cấp xét xử thứ nhất. Quyết định của cấp xét xử sơ thẩm (thực chất là quyết định của HĐXX sơ thẩm) về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án là hết sức quan trọng, có ý nghĩa đối với việc kết thúc việc giải quyết một cách nhanh chóng vụ án. Tuy vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật về tố tụng của Nhà n-ớc ta từ năm 1945, không có một văn bản nào quy định cụ thể về thẩm quyền của HĐXXsơ thẩm. BLTTDS chỉ quy định quyền hạn của HĐXX phúc thẩm (Điều 275); quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 297); quyền hạn của Hội đồng tái thẩm (Điều 309) mà không quy định quyền hạn của HĐXX sơ thẩm.
Theo quan điểm của TS. Lê Thị Hà:
Sở dĩ thẩm quyền quyết định của các cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm có thể đ-ợc xác định từ tr-ớc theo các quyền
giữ nguyên, sửa hoặc hủy bản án, quyết định, vì mục đích của phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là việc xem xét tính hợp pháp và có căn cứ của bản án của cấp xét xử tr-ớc. Đối với cấp xét xử sơ thẩm, đối t-ợng của sơ thẩm không phải là bản án mà là một tranh chấp dân sự đ-ợc giải quyết theo yêu cầu của các đ-ơng sự. Trong mỗi tranh chấp dân sự lại có nhiều yêu cầu cụ thể khác nhau. Ví dụ: Trong những tranh chấp về ly hôn có yêu cầu giải quyết quan hệ vợ chồng, có yêu cầu giải quyết về tài sản, có yêu cầu giải quyết về quan hệ con cái. Trong mỗi yêu cầu, mức độ giải quyết theo cách thức chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu cũng khác nhau, tùy thuộc vào việc chứng minh của các đ-ơng sự. Khả năng chứng minh của đ-ơng sự sẽ quyết định đến quyết định cụ thể về việc giải quyết của Hội đồng xét xử. Nói cách khác, Hội đồng xét xử quyết định thế nào, phần lớn tùy thuộc vào việc chứng minh của đ-ơng sự. Do đó, có thể dẫn đến việc chấp nhận toàn bộ yêu cầu hoặc chỉ một phần yêu cầu [18, tr 121-122].
Theo h-ớng dẫn của Nghị quyết 02/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thấm phán TANDTC thì các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thể là các vấn đề chính sau: căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đ-ợc kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, qua việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, qua việc xem xét ý kiến của những ng-ời tham gia tố tụng, kiểm sát viên (nếu có) đã đủ căn cứ để chấp nhận toàn bộ, một phần yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hoặc không chấp nhận toàn bộ, một phần yêu cầu của các đ-ơng sự.
Tôi cho rằng, với tính chất của xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu một vụ án nên đối t-ợng xét xử của cấp sơ thẩm không thể là bản án, quyết định mà là các yêu cầu về dân sự rất phong phú của đ-ơng sự, thì tại phiên tòa sơ thẩm,
HĐXX sơ thẩm phải xem xét tất cả các nội dung của vụ án bị tranh chấp. Nghĩa là giải quyết tất cả các yêu cầu của các đ-ơng sự, trong đó có cả yêu cầu phản tố của bị đơn, các yêu cầu của ng-ời có quyền và nghĩa vụ liên quan, mà không phải chỉ giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn. Trên tinh thần đó: "phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của ng-ời bào chữa, các đ-ơng sự..." [11] theo quan điểm của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đề ra. Nh- vậy, căn cứ vào quy định pháp luật, Hội đồng sơ thẩm xét xử không giới hạn về quyền phán quyết đối với các đ-ơng sự về trách nhiệm dân sự, song phải trên cơ sở pháp luật. Về mặt nội dung, để đảm bảo giải quyết đúng tính chất khách quan của vụ án, cũng nh- tính chất của xét xử sơ thẩm. Không quy định quyền hạn của HĐXX sơ thẩm chính là mục đích nhằm tạo điều kiện cho việc xét xử linh hoạt trong từng tr-ờng hợp cụ thể.
Mặt khác, một điểm có thể thấy rằng, quyền hạn của HĐXX sơ thẩm là từ khi tiến hành phiên tòa và tại phiên tòa. Nh-ng thực tế không phải nh- vậy. Kể từ khi nhận đơn khởi kiện và vào sổ thụ lý. Chánh án TAND phân công Thẩm phán giải quyết VADS, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử VADS thì họ đã có quyền hạn rồi. Trừ khi có quyết định thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Mặc dù thẩm quyền của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có khác nhau
Theo Điều 41 và 42 BLTTDS:
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán 1. Tiến hành lập hồ sơ vụ án.
2. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
4. Tiến hành hòa giải để các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đ-ơng sự.
5. Quyết định đ-a vụ án dân sự ra xét xử, đ-a việc dân sự ra giải quyết.
6. Quyết định triệu tập những ng-ời tham gia phiên tòa.
7. Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
8. Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân 1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án tr-ớc khi mở phiên tòa.
2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia xét xử các vụ án dân sự.
4. Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử khi xét xử vụ án dân sự [40].
Tuy nhiên, việc không quy định cụ thể quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm tại phiên tòa, thì sẽ dẫn tới sự lệch lạc, thiếu định h-ớng. Cũng theo nghiên cứu của TS. Lê Thị Hà:
Trong vụ tranh chấp nhà đất giữa ông Nguyễn Duy Giá và bà Nguyễn Thị Hiếu ở thị xã Ninh Bình, với ba phiên tòa sơ thẩm (một của Tòa án nhân dân thị xã, hai của Tòa án nhân dân tỉnh) thì cả ba bản án sơ thẩm của cùng một vụ án hoàn toàn trái ng-ợc nhau. Thậm chí hai trong ba bản án đó là của cùng một Tòa án, nh-ng khi thì Tòa án cho đ-ơng sự thắng kiện, lần xử lại cũng vụ án đó, đ-ơng sự đó, chứng cứ đó, Tòa án đó thì lại có một kết quả
ng-ợc lại hoàn toàn (từ đ-ơng sự thắng kiện trở thành đ-ơng sự thua kiện) [18, tr. 123-124].
Vì vậy, theo chúng tôi, việc quy định quyền hạn của HĐXX sơ thẩm là cần thiết, nh-ng để đảm bảo tính khách quan cũng nh- sự linh hoạt, thì pháp luật chỉ nên quy định tính định h-ớng, tức là quy định khung về quá trình xét xử cũng nh- khi viết án.