Thực tiễn sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 90)

6. Cơ cấu của luận văn

3.1.3.Thực tiễn sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng

tụng.

Pháp luật tố tụng hình sự quy định việc bào chữa trong những vụ án mà bị can, b ị cáo là người chưa thành niên là bắt buộc kh i tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. M ục đích của việc quy định này để đảm bảo quyển lợ i cho các em bởi vì người chưa thành niên rất hạn chế về hiểu biết và nhận thức xã hội.

Trên thực tế kh i áp dụng quy định này những năm gần đây đã có tiến bộ, nhiều trường hợp luật sư đã được có mặt kh i hỏi cung bị can, có những luật sư đã tự nguyện đứng ra đại diện bào chữa cho các em mà không nhận thù lao. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng thủ tục này còn nhiều bất cập, thiếu sót. Người bào chữa được tham gia từ khi khởi tố bị can nhưng cơ quan điều tra nhiều lúc không tạo điều kiện thuận lợ i kh i người bào chữa tham gia vào hoạt động tố tụng cụ thể như: thứ nhất, không ít những cán bộ điều tra cho rằng trong các buổi hỏi cung nếu có người bào chữa tham gia sẽ gây ảnh hưởng cho cuộc điểu tra nên họ không muốn sự có mặt của người bào chữa. Đây là m ột bất cập vì trong buổi hỏi cung không có luật sư, các em do đặc trưng về tâm sinh ỉý ở lứa tuổi chưa thành niên nên rất sợ hãi, mất bình tĩnh,

dẫn đến những lờ i khai gây bất lợ i cho chính các em. Thực tế có trường hợp các em bị người điều tra đe doạ, thậm chí đánh đập, ép cung, mớm cung để các em khai ra những tình tiết không đúng, khi có người bào chữa thì họ

không cho luật sư gặp riêng thân chủ. M ột bất cập thứ hai nữa là về thủ tục hành chính rất phiền hà như phải có giấy giớ i thiệu, giấy phép của cơ quan Công an khi người bào chữa muốn gặp riêng các em ở nơi giam giữ, nên nhiều luật sư rất ngại do đó không gặp được bị can. Bất cập thứ ba là trong nhiều trường hợp như các điều tra viên không muốn có luật sư trong vụ án nên đã bảo với người chưa thành niên rằng muốn có luật sư thì chi phí thù lao trả cho luật sư rất cao nên các em tự nguyện viết giấy từ chối luật sư bào chữa do không biết.

Bên cạnh một số sự vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, người V iệt Nam nói chung, người chưa thành niên nói riêng chưa có thói quen có luật sư trong các vụ án. Nhiều trường hợp các em biết mình có quyền được m ời luật sư bào chữa nhưng cũng không ít trường hợp các em không biết sẽ được cơ quan điều tra yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa nếu như họ không mời.

K h i áp dụng theo Điều 57 và Điều 305 BLTTHS trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho người chưa thành niên. Người chưa thành niên chưa thể thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bào chữa nên đôi khi họ suy nghĩ rất giản đơn, coi nhẹ việc m ời người bào chữa cho mình. Trước đây việc áp dụng hướng dẫn của công văn 16/1999/KH XX của TAN D TC ngày 01/02/1999 đã có nhiều vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được đưa ra xét xử không có người bào chữa tham gia do bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ chối hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối. Trên thực tế xảy ra những trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối giúp đỡ, hỗ trợ về mặt pháp lý của luật sư vì họ không được giải thích về nội dung của quyền bào chữa như họ sợ không đủ tiền để trả cho luật sư vì không biết mức phí để thuê luật sư hay những trường hợp được giúp đỡ mà không phải trả tiền. N ghị quyết

03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 ra đời đã giải quyết được những bất cập khi áp dụng Công văn 16/1999/KH XX trên thực tế, đã bảo vệ được quyền lợ i của người chưa thành niên hom. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP đã hướng dản chỉ trong trường hợp cả bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ đều từ chối người bào chữa thì m ới tổ chức xét xử không có người bào chữa. Còn chỉ một trong hai người đó từ chối thì người bào chữa vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình. Và N ghị quyết cũng quy định trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên tòa), thì H ội đồng xét xử cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán.

Trên thực tế còn có sự bất cập nữa là trong giai đoạn xét xử, nhiều người bào chữa được chỉ định nhưng do quá bận việc hoặc vô trách nhiệm nên chỉ gửi bản bào chữa cho Toà án mà không tham dự phiên toà hoặc có trường hợp có mặt tại phiên toà nhưng chỉ đơn thuần là thay mặt bị cáo chưa thành niên xin giảm nhẹ án chứ chưa thực sự bảo vệ cho các em.

Trong những trường hợp trên, khi phát hiện có v i phạm thủ tục tố tụng vì không có người bào chữa cho người chưa thành niên từ giai đoạn điều tra thế nhưng BLTTHS cũng chưa quy định vé vấn đề trách nhiệm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy mà vi phạm này vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương.

3.1.4. Thực tiễn bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên

phạm tộ i

Phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều bị tạm giữ, họ bị bắt trong nhiều trường hợp: khẩn cấp, quả tang, hành chính.v.v… có đến 30% số đó b ị tạm giam, khởi tố, phần ỉớn trong số họ không được gia đình bảo lãnh hoặc người chưa thành niên đồng phạm trong những vụ án có người lớn phạm tội thế là họ bị tạm giam theo...

Vẫn còn biểu hiện lạm dụng bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội. Theo quy định tại Điều 303 BLTTHS thì chỉ bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội : từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tộ i rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tộ i đặc biệt nghiêm trọng; từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi trong trường hợp phạm tộ i nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,,.v.v. chỉ khi thật "cần thiết" thế nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp người chưa thành niên bị bắt, tạm giữ, tạm giam không đúng quy định của Điều 303. M ột nghịch lý đặt ra là trong một số trường hợp cụ thể: nếu bắt, tạm giữ, tạm giam đối với họ thì người tiến hành tố tụng vi phạm quy định luật tố tụng hình sự. Còn không bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tộ i thì không giải quyết được vụ án hình sự vì họ sẽ trốn, việc truy nã không có kết quả. Bởi vì, trên thực tế các đối tượng lang thang (trẻ em đánh giày, lao động tự do, làm công, làm thuê không có nơi cư trú ổn định trộm cắp tài sản tr ị giá trên 500.000đ (phạm tội ít nghiêm trọng) nếu không bắt tạm giam thì họ sẽ trốn, truy nã không có kết quả thì dẫn đến không khởi tố được vụ án nếu tạm giam thì lạ i v i phạm luật tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2003 không quy định tạm giam đối với những đối tượng này.

M ột bất cập nữa khi nghiên cứu thực tiễn là việc giam, giữ người chưa thành niên chưa theo đúng quy định của pháp luật hình sự, lẽ ra họ phải được giam, giữ riêng tránh giam chung với người lớn. Trên thực tế do điều kiện về phòng ốc mặt khác do nhận thức của người có trách nhiệm còn yếu, người chưa thành niên vẫn bị giam, giữ chung với người lớn tuổi. Ở nhiều địa phương nhà tạm giữ, tạm giam chỉ có vài phòng do đó khi xảy những vụ án lớn có nhiều người phạm tội thậm chí lên đến 15,16 người cả người thành niên lẫn người chưa thành niên phạm tội nên mặc dù biết vi phạm luật tố tụng nhưng vẫn buộc phải giam chung người chưa thành niên và người đã thành

niên. Đây là loại v i phạm mà qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã kiến nghị yêu cầu các nhà tạm giữ, tạm giam phải khắc phục.

3.1.5. Thực tiễn áp dụng th ủ tục tố tụng tro n g các giai đoạn điều tra , tru y tố và xét xử.

Những vấn đề đặt ra trong tiến hành tố tụng vụ án người chưa thành niên phạm tội:

Trên thực tế quá trình điều tra, truy tố, xét xử loại án người chưa thành niên ở các địa phương nói chung được tiến hành cơ bản là tốt. Tuy nhiên công tác điều tra, truy tố, xét xử còn bộc lộ một số mặt nhược điểm và có thể nói vi phạm đến người chưa thành niên phạm tội đó là:

K h i áp dụng những quy định của BLTTHS về khởi tố, điều tra, truy tố, đối với những vụ án mà người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chúng ta chưa có đội ngũ chuyên trách để giải quyết những vụ án mà người bị bắt, người bị tạm giữ, b ị can, bị cáo là người chưa thành niên với những vụ án do người đã thành niên thực hiện, đây là m ột bất cập vì hầu hết các địa phương trong nước chưa chuẩn bị lực lượng và đào tạo đủ những người tiến hành tố tụng có những hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó số lượng người chưa thành niên phạm tộ i ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng thiếu người tiến hành tố tụng dẫn đến những người không có đủ điều kiện quy định ở Điều 302 cũng phải kiêm nhiệm để giải quyết k ịp thời những vụ án này, do đó nhiều khi vẫn áp dụng theo thủ tục chung như đối với người đã thành niên. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết án do người chưa thành niên phạm tội còn hạn chế, chưa có sự phối hợp tích cực. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng

vi phạm BLTTHS, không tôn trọng và đảm bảo các quyền của người b ị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Trên thực tế, số lượng người chưa thành niên bị khởi tố ngày càng tăng. Nhìn chung công tác điều tra án hình sự đối với người bị bắt, tạm giữ, tạm giam là n gư ời chưa thành niên chất lượng ngày càng tốt hơn, bởi vì số lượng người chưa thành niên bị đình chỉ khi điều tra ngày càng giảm.

Thực tiễn, những người tiến hành tố tụng đôi khi họ vẫn có những hành vi, những cử chỉ, lờ i nói thô bạo đối với người chưa thành niên khi hỏi cung hoặc trong một số hoạt động tố tụng khác. Những năm trước đây, vẫn còn tồn tại một số điều tra viên thường mắng, đe doạ các em thậm chí đánh đập các em; một số điều tra viên bởi vì cơ quan điều tra m ới chỉ quan tâm về việc xác định có việc phạm tộ i hay không, chứng cứ mà chưa chú ý đến việc điểu tra về điều kiện sinh sống, giáo dục; nguyên nhân, điều kiện phạm tộ i của người chưa thành niên.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những khoá đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kiến thức tâm sinh lý , khoa học giáo dục, đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội cho những người tiến hành tố tụng nên chất lượng giải quyết án do người chưa thành niên phạm tội đã có tiến bộ và hiệu quả.

Việc quy định chưa chặt chẽ trong BLTTHS cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan điều tra khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên đã không thực hiện đầy đủ các quyền cho các em như quyền được biết mình b ị khởi tố về tộ i gì, quyền đưa chứng cứ và yêu cầu...có nhiều trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên còn bị tạm giam chung với người thành niên.

- G iai đoạn truy tố:

Đây là quyền năng duy nhất của Viện kiểm sát đối với người phạm tội. Trong thời gian qua mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể nhưng một số Viện kiểm sát vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình, vẫn còn một số khuyết điểm như không thực hiện quyền đình chỉ - tỷ lệ người chưa thành niên được miễn

trách nhiệm hình sự là không cao (miễn truy cứu trách nhiệm hình sự- khoản 2 Đ iều 68 “ người chưa thành niên phạm tộ i có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tộ i nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiế t giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục” ),do nhận thức thiếu đầy đủ nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tộ i, mặt khác sợ tỷ lệ đình chỉ cao; hoặc vẫn còn hiện tượng truy tố người chưa thành niên không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự... Những năm gần đây cho thấy Viện kiểm sát ở nhiều địa phường đã thực hiện quyền đình chỉ và tỷ lệ người chưa thành niên bị đình chỉ giảm cho cho thấy rằng các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng làm việc có trách nhiệm

hơn. Biểu thống kê dưới đây của VKSNDTC chứng m inh điều đó.

Bảng 6: Số lượng bị can chưa thành niên đã b ị V iện kiểm sát tru y tỏ và đình chỉ trên địa bàn toàn quốc từ năm 2000 đến năm 2005.

STT năm Tổng số bị can VKS xử lý Trong đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sô'bị can bị truy tố S ố bị can bị đình chỉ

2000 3093 2828 265 2001 3053 2924 129 2002 3169 3124 45 2003 3310 3260 50 2004 3470 3421 49 2005 4 2 5 2 4172 80 np ỉĩ ^ Tong so 2 0 3 4 7 1 9 7 2 9 618 T ỷ lệ % 96.96% 3 . 0 4 % - G iai đoạn xét xử.

Trong giai đoạn xét xử, Toà án cũng gặp rất nhiều khó khăn kh i áp dụng những thủ tục dành cho những bị cáo là người chưa thành niên. Như, BLTTHS quy định phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thành niên tham gia vào việc xét xử nhưng do cơ cấu hội thẩm nhân dân

là cán bộ đoàn hiện nay vẫn chưa được chú trọng nên số lượng còn quá ít so với những vụ án người chưa thành niên thực hiện mà toà phải xét xử.

M ặt khác trên thực tế khi xét xử người chưa thành niên được quan tâm chú ý giảm mức án phạt tù hoặc cho hưởng án treo, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng Kiểm sát viên, thẩm phán khi xét xử chưa lưu ý đúng mức để thực hiện nghiêm những nguyên tắc xử lý , chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộ i như; cần phải xét xử mức án nhẹ hơn so với người lớn, chỉ xử phạt tù giam khi cần thiết.v.v...; xét xử người chưa thành niên phạm tội một số thẩm phán thường mang tâm lý "cào bằng" không đánh giá chính xác chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên tỷ lệ hưởng án treo còn thấp, mức án tương đương với b ị can khác trong vụ án, thậm chí còn xét xử cả hành v i không cấu thành tộ i phạm (do không lưu ý đến độ tuổi chịu TNHS).

M ột số vụ án b ị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm huỷ do kh i triệu tập phiên toà, tiến hành xét xử thẩm phán không lưu ý quy định đối với bị cáo là người chưa thành niên nên đã vi phạm như: không triệu tập đúng thành phần H ội đồng xét xử; thiếu luật sư, không bảo vệ các quyền bào chữa, xác định

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 90)