Thực tiễn tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 87)

6. Cơ cấu của luận văn

3.1.2.Thực tiễn tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và

chức xã hội.

V iệc BLTTHS năm 2003 quy định sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội một cách chung chung, chưa cụ thể nên việc áp

dụng điểu này trên thực tế việc tham gia đại diện của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội chưa được chú trọng đúng mức hoặc các cơ quan điểu tra không muốn những người này tham gia vào quá trình tố tụng. Trường hợp khi bị hỏi cung tại cơ quan điều tra, người b ị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên do đặc điểm tậm lý sẽ lo lắng, hoảng sợ, dễ bị mớm cung, ép cung, hoặc khai báo không bình tĩnh, rõ ràng... Theo khoản 2 Điều 306 BLTTHS năm 2003 “ trong trường hợp cần thiết khác thì việc lấy lờ i khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đ ìn h ..• Đại diện của gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, b ị can nếu được điều tra viên đồng ý ” . Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định như thế nào được coi là “ trường hợp cần thiết” , mà quyết định m ời đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can hay không là do cơ quan điều tra quyết định.

Theo ý kiến của luật sư Lê K im Quế - Đoàn luật sư Hà N ội “ trong thực tế thì đại diện của gia đình chỉ được tham gia hỏi cung b ị can đủ 14 tuổi đến 16 tuổi, bị tạm giam và cũng chỉ được hỏi cung khi cơ quan điểu tra đã hỏi cung ban đẩu” [41].

Như vậy cần thiết phải hướng dẫn cụ thể như thế nào là “ trường hợp cần thiết” ,vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo tính khách quan của lờ i khai người tạm giữ, bị can chưa thành niên. Đại diện của gia đình chỉ được cơ quan điều tra m ời đến khi sắp kết thúc điểu tra hay khi cần giải quyết về bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra hoặc họ tham dự phiên toà chủ yếu là chỉ để xem toà xét xử hoặc tuyên án. Đặc biệt những người chưa thành niên phạm tội là đối tượng lang thang, không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch thì những quy định trên chỉ mang tính hình thức, không mang tính khả thi trên thực tế.

Về việc giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên Điều 304 BLTTHS quy định

"C ơ quan điều tra , Viện kiểm sát, Toà án cỏ thể ra quyết định giao người chưa tlià n lì niên phạm tộ i cho cha, mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của người chưa thành niên phạm tộ i khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hàn lì tố tụng.

2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ

người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó. ”

Theo quy định tại Điều 303 BLTTHS thì nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là không cần thiết, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có thể ra quyết đinh giao cho chưa thành niên phạm tội cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của b ị can, b ị cáo k h i có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.

Trên thực tế sự tham gia của đại diện gia đình người bị tạm giữ, b ị can, bị cáo là người chưa thành niên lạ i có nhiều trường hợp khó thực hiện không phải vì lý do từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng mà có nhiều trường hợp các

em ờ trong gia đình bố, mẹ nghiện hút, ham mê cờ bạc, mồ côi cả bố lẫn mẹ,

hoặc mồ coi cha hoặc m ẹ... như vậy những hoạt động tham gia tố tụng của đại diện gia đình đạt hiệu quả thấp. L ý do là ngay chính bản thân người đại diện gia đình khi con em họ chưa phạm tội đã có thái độ thờ ơ. Ngoài những người chưa thành niên sống trong điều kiện gia đình có nhiều điểm bất lợ i, tình trạng trẻ em lang thang, phạm pháp cũng là vấn đề nóng bỏng.

Điều 304 BLTTHS là thủ tục dành cho người chưa thành niên phạm tội khác việc bảo lĩn h đối với người thành niên phạm tội. Thủ tục bảo lĩn h chỉ đặt ra đối với bị can, bị cáo phạm tộ i ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng và phải có cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh. Và việc cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh là do họ hoàn toàn tự nguyện, các cơ quan tiến hành tố tụng không thể bắt buộc họ được. Còn ở Điều 304 BLTTHS, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án

có thể giao người chưa thành niên cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát. Quy định ở Điều 304 không những là quyền đối với người chưa thành niên

phạm tộ i mà còn là nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ, người đỡ đầu của họ. Trong Điều 304 BLTTHS không đặt ra trách nhiệm cụ thể đối với người có nghĩa vụ giám sát khi họ vi phạm nghĩa vụ giám sát, để bị can, bị cáo chưa thành niên bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Như vậy, sẽ không có gì đảm bảo họ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giám sát và có hiệu quả của việc thực hiện biện pháp này không cao.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 87)