6. Cơ cấu của luận văn
2.5.3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và BLTTHS năm 2003,sự tham gia của hội thẩm tại các phiên toà hình sự sơ thẩm là nguyên tắc bắt buộc. Đặc điểm đặc biệt của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trước hết thể hiện yêu cầu của pháp luật đối với thành phần của Hội đồng xét xử. Điều 307 quy định: 'Thành phần H ộ i đồng xét xử phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản H ồ Chí M in h "
Quy định này nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tham gia xét xử của những người gần gũi người chưa thành niên, có những hiểu biết về tâm lý , về biện pháp quản lý và giáo dục người chưa thành niên. Theo khoản 1 Điều 307 BLTTHS, thành phần của H ội đổng xét xử phải có H ội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên vừa là người quản lý , giáo dục, vừa là những nhà tâm lý, sư phạm nên có hiểu biết nhất định về lứa tuổi này. V iệc họ tham gia vào H ội đồng xét xử giúp cho Toà án đưa ra quyết định xử lý người chưa thành niên phạm tộ i đúng pháp luật và nâng cao tác dụng giáo dục đối với người chưa thành niên. Việc giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên tham gia vụ án giúp Toà án đưa ra một quyết định xử lý người chưa thành niên phạm tộ i một cách đúng đắn nhất. G iai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án mà bị can, b ị cáo là người chưa thành niên vẫn tuân theo quy định chung về thủ tục tố tụng. Tuỳ từng vụ án cụ thể, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà căn cứ vào điều kiện sinh sống, hoàn cảnh gia đình, ý thức của bị can để đề nghị chánh án, phó chánh án 丁oà án quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.
Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt của đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường và tổ chức xã hội. Nhưng có trường hợp không xác m inh được lý lịch bị cáo là người chưa thành niên thì vấn đề này được quy định “ trong trường hợp không xác m inh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên toà xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện của nhà trường hoặc tổ chức xã hộ i” [39]. Như vậy quy định này lạ i mâu thuẫn với
khoản 3 Điểu 306 BLTTHS là bắt buộc phải có mặt của đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Trên thực tế nếu chúng ta cứ áp dụng quy định BLTTHS thì có nhiều vụ án không xét xử được khi không xác định được lý lịch bị cáo. Vậy BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung Điều 306 để đảm bảo quyền lợ i cho bị cáo mà vẫn đảm bảo được tính khả thi của Điều luật khi áp dụng trên thực tế.
Chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộ i được thể hiện rõ nét trong Điều 307 của BLTTHS quy định sự quy định về việc xét xử vụ án người chưa thành niên.Việc xét xử các vụ án hình sự nói chung được tiến hành công khai. M ọ i người đều có quyền tham dự phiên toà. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và trao đổi với Viện kiểm sát nếu toà án nhận thấy có thể đưa vụ án ra xét xử thì quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín như trường hợp cần giữ bí mật đời tư của bị cáo hoặc người bị hại. Việc xét xử kín đối với vụ án mà bị can, bị » • • • • ♦ • f %cấo là nhiều người chưa thành niên rất cần quan tâm đúng mực, bởi vì đối với người chưa thành niên phạm tộ i trong những trường hợp mà việc đưa ra xét xử cồng khai sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển, hoàn thiện của bản thân cac em trong tirơng lai. Trong trường hợp vụ án được xét xử kín thì Toà án vẫn phải tuyên án công khai. Vậy những trường hợp nào được coi là trường hợp xét xử kín khi không có một văn bản nào hướng dẫn thế nào là trong trường hợp cần thiết mà tuỳ thuộc vào Toà án, nên có thể dẫn đến Toà án lạm quyền, không tôn trọng bị cáo.
Trong quá trình xét xử việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân theo đúng các quy định của BLHS và BLTTHS. Tinh thần chung là việc xử lý tội phạm của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích trong xã hội. Việc xét xử phải tuân theo nguyên tắc cơ bản
về xử lý những hành vi phạm tội của người chưa thành niên theo Điều 69 BLHS.
"2. Việc truy cím trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tộ i và áp dụng hĩnh phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và ph ái căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu phòng ngừa tộ i phạm
K h i xét xử, nếu thấy không cần thiết ph ải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tạ i Đ iều 70 của Bộ luật này" Điều luật này mở rộng
khả năng đánh giá và quyết định độc lập của H ội đồng xét xử. Chưa có một quy định cụ thể nào được coi là "trường hợp cần thiết" nhưng thông thường đó là những trường hợp người chưa thành niên phạm tộ i như giết người, cướp của hoặc đưa vào trường giáo dưỡng mà trốn ra, tiếp tục phạm tộ i nhiều lần... Chỉ áp dụng hình phạt trong những trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm, và những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu việc đấu tranh và phòng ngừa tộ i phạm người chưa thành niên. Xuất phát từ tinh thần trên Đ iều 305 khoản 2 BLTTHS quy định kh i xét xử thì tuỳ theo tính chất của từng vụ án cụ thể, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo thì Toà án áp dụng biện pháp tư pháp nhằm giáo dục kẻ phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ i ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng;
+ Đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ i, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành v i phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt thì khoản 5 Điều 69 BLHS quy định: “ Không xử phạt tù chung thân và tử hình đối với
người chưa thành niên phạm tộ i v.v. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tu ổ i” . Như vậy, kh i xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Điều 37 Công ước về quyền trẻ em: “ …sẽ không xử án tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng phóng thích vì những hành động phạm pháp do người dưới 18 tuổi gây ra ".” .
Nói chung các quy định của BLTTHS V iệt Nam năm 2003 thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng đối với người chưa thành niên.
2.5.4.Giai đoạn thỉ hành án.
T hi hành án là gia i đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Để việc th i hành án người chưa thành niên đạt hiệu quả và nhằm bảo vệ quyền lợ i của các em BLHS năm
1999 quy định các hình phạt được áp dụng đối với bị cáo chưa thành niên bao gồm: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
* Về viêc thi hành các biên pháp tư pháp.
Các nguyên tắc cơ bản về xử lý người chưa thành niên phạm tộ i đã phản ánh đối với người chưa thành niên phạm tộ i, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các em chỉ được xem là biện pháp cần thiết cuối cùng, và kh i buộc phải đưa ra xét xử tại toà án thì phải xem xét hoàn cảnh của đứa trẻ và tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà đứa trẻ gây ra. N ghĩa là biện pháp giáo dục, phòng ngừa phải là biện pháp được ưu tiên áp dụng kh i xử lý.
Điều 70 BLHS năm 1999 quy định: “ 1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; b) Đưa vào trường giáo dưỡng.”
K h i người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, th ị trấn là biện pháp có tính chất giáo dục và phòng ngừa, được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trong thời hạn từ 1 đến 2 năm. Đây là biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa và không phải là hình phạt. Do vậy, người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp không bị coi là có án. Biện pháp này khi áp dụng người chưa thành niên không bị cách ly khỏi môi trường gia đình, bạn bè và xã hội mà ngược lại họ được giáo dục uốn nắn trong m ôi trường bình thường nhằm hạn chế mức tối đa thái độ mặc cảm về tộ i lỗ i và qua đó động viên và tạo cơ hội cho họ tu dưỡng rèn luyện, sửa chữa lỗ i lầm. Người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ về nghĩa vụ học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, th ị trấn, tổ chức xã hội được tào án giao trách nhiệm.
Còn biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tộ i nếu xét thấy cần phải có kỷ luật chặt chẽ và cần phải cách ỉy họ khỏi m ồi trường xã hội để giáo dục và cải tạo họ trở thành công dân có ích trong xã hội. Biện pháp này là m ột biện pháp giáo dục nghiêm khắc hơn biện pháp giáo đục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này có thể được toà án áp dụng trong thời gian 1 đến 2 năm sau khi cân nhắc đầy đủ tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tộ i, nguyên nhân và điều kiện kết thúc đẩy đứa trẻ phạm tội, nhân thân và điều kiện sống cho thấy nếu áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đổng thì khó đạt được kết quả. Biện pháp này nhằm cách ly người chưa thành niên phạm tộ i khỏi m ôi trường sống của họ
vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ trong một thời gian nhất định. Tại trường giáo dưỡng, người chưa thành niên “ phải học văn hoá giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường” [37].
Nếu người được giáo dục tại xã, phường, th ị trấn hoặc được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
Điểm hạn chế của biện pháp giáo dục này là tính chất giáo dục tập trung, cách ly các em khỏi môi trường xã hội trong một thời gia tương đối dài (từ 1 đến 2 năm) điều này sẽ không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và thái độ mặc cảm của các em kh i ra trường tiếp xúc với m ôi trường cộng đồng. Hơn nữa, việc giáo dục tập trung cũng có mặt trái là ở m ôi trường đó, các em có thể bị nhiễm tính xấu từ các em khác. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự quy định Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dưỡng kh i người chưa thành niên đã chấp hành một nửa thời hạn do 丁oà án quyết định. Đây cũng là m ột quy định có ý nghĩa khuyến khích các em tự giác phấn đấu để sớm trở lạ i môi trường cộng đồng.
* Viẽc thi hành các hình phat
Hình phạt cảnh cáo là hình phạt ít nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt chính đối với người chưa thành niên. Hình phạt này không nhằm tước đi của người bị kết án quyền tự do, đây chỉ là sự khiển trách công khai của nhà nước mà đại diện là Toà án tuyên phạt đối với họ bằng một bản án buộc tội. Nó gây cho các em những tổn thất nhất định về tinh thần và phải chịu sự lên án của Nhà nước về hành vi phạm tộ i của mình. Kèm theo hình phạt này là hậu quả pháp lý sẽ là việc mang án tích trong thời hạn 6 tháng ( bằng 1/2 thời hạn quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999).
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân tương đối tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Đ iều 46 BLHS, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Thực tế cho thấy, việc th i hành hình phạt cảnh cáo trên thực tế cho thấy đạt được những hiệu quả nhất định. Các bị cáo sau khi b ị tuyên phạt, dưới tác dụng của nó đã có nhiều tiến bộ. Đa số các em đã có ý thức tôn trọng pháp luật và trở thành công dán tốt.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt nghiêm khắc hơn so với cảnh cáo, người bị kết án phải thực hiện m ột số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ. Người b ị kết án cải tạo không giam giữ có thể bị khấu trừ m ộl phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước (nhưng quy định
này không áp dụng đố i với người chưa thành niên phạm tộ i. Người chưa thành niên kh i th i hành hình thức cải tạo không giam giữ không bị cách li khỏi m ôi trường sống của họ. Người phạm tộ i vẫn tham gia lao động, sinh hoạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức hoặc UBN D xã, phường, th ị trấn nơi họ cư trú.
V iệc th i hành cải tạo không giam giữ cũng như án treo người chưa thành niên phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, họ vẫn được học tập, làm việc tại cộng đồng đưới sự giam sát của U ỷ ban nhân dân xã phường hoặc gia đình của người chưa thành niên phạm tội.
Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất đố i với người chưa thành niên. Nhưng theo Đ iều 74 BLHS quy định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù và đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổ i mức hình phạt cáo nhất không quá 12 năm tù.
Nếu người chưa thành niên kh i phải th i hành án phạt tù thì họ phải được giam giữ riêng theo chế độ pháp luật quy định. Bởi vì, việc giam chung với người đã thành sẽ ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và cải tạo họ nên pháp luật đòi hỏi phải giam riêng người chưa thành niên. Theo quy định tại Đ iều
308 BLTTHS năm 2003 thì người chưa thành niên phạm tội phải được giam giữ riêng theo chế độ ít hà khắc hơn so với người đã thành niên. Theo Pháp
lệnh th i hành án phạt tù ngày 20/3/1993 quy định tại Điều 10 “ người chấp