6. Cơ cấu của luận văn
3.1.1. Thực tiễn chứng minh
Xác đinh tuổi nsười chưa thành niên pham tôi.
Xác định độ tuổi là điều kiện đầu tiên để áp dụng thủ tục đặc biệt đối• * • • » « với người chưa thành niên. K h i phân tích thực tiễn áp dụng đối tượng chứng
m inh trong các vụ án có người chưa thành niên phạm tội cần phải xác minh độ tuổi theo Điều 302L BLTTHS năm 2003. Độ tuổi là một tình tiết hết sức quan trọng phải được xác định ngay từ đầu để làm cơ sở cho việc truy cứu TNHS. Đây cũng là một vấn đề thường dễ nhầm lẫn trong hoạt động tố tụng. Vấn đề xác định độ tuổi chưa có hướng dẫn chi tiết nhưng lạ i thường gặp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự do người chưa thành niên phạm tội.
Theo thống kê của Cục thống kê tộ i phạm - VKSNDTC thống kê trên cả nước cho thấy:
Bảng 1: Thống kẻ số người bị khởi tố 2000 đến năm 2005.
SI 1 năm Tổng số người mới
bị khởi tố Từ 18 đến 30 tuổi Từ 30 đến 45 tuổi Số người CTN bị khởi tố 00 1 2 3 4 2000 66044 38105 18809 3908 2001 62975 3 7 0 2 1 18246 3928 2002 75311 44162 21847 45 0 4 2003 77316 44445 23153 4578 2004 76778 42672 2 5 0 4 9 5138
2005 86916 48166 26128 6420 Tổng 445340 254571 133232 28476
Tỷ lệ 57.16% 29.92% 6.39%
(Nguồn: Cục thống kê tộ i phạm - VKSND T ối cao)
Theo thống kê của VKSNDTC từ năm 2000 đến năm 2005 ta thấy số lượng người chưa thành niên phạm tộ i bị khởi tố ngày càng gia tãng theo thời gian, năm 2000 có 3908 người/năm thì đến năm 2005 là 6420 người/năm. Trung bình chung trong 6 năm gần đây người chưa thành niên phạm tộ i bị khởi tố chiếm 6,39% so với tổng số người bị khởi tố là m ột tỷ lệ đáng quan tâm, và qua đó cho thấy rằng số lượng người chưa thành niên phạm tộ i là con số không nhỏ mặc dù tỷ lệ người bị khởi tố cao nhất nằm ở độ tuổi 18-30 tuổi
chiếm 57,16% và tiếp đó là 30 đến 45 tuổi chiếm 29,92%.
Trong tổng số lượng người chưa thành niên b ị khởi tố 6 năm qua thì số
người chưa thành niên ở độ tuổi đủ 16 đến 18 tuổi chiếm 86,76% cao hơn nhiều so với độ tuổi đủ 14 đến 16 tuổi chiếm 13,24% theo bảng thống kê sau đây:
Bảng 2: Số lượng người chưa thành niên bị khởi tố ở 2 mức tuổi từ năm 2000 đến năm 2005. STTnăm Sốngười CTN bị khởi tố Trong đó Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi 0 1 2 3 2000 3908 489 3 4 1 9 2001 3928 548 3 3 8 0 2002 4504 621 3883 2 0 0 3 4578 615 3963 2004 5138 650 4 4 8 8 2005 6420 846 5 5 7 4
Tổng 28476 3769 24707
Tỷ lệ % 13.24% 86.76%
(Nguồn Cục thống kê tộ i phạm - VKSND T ối cao)
Trong cả nước rải rác ở một số rất ít địa phương vẫn có tình trạng khởi tố người dưới 14 tuổi do sự thiếu trách nhiệm, không điều tra kỹ càng của một số cán bộ tiến hành tố tụng hoặc một số lý do khác như gặp khó khăn trong việc xác định tuổi của người chưa thành niên dẫn đến khởi tố sai đối với những đối tượng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đ ối với một người bình thường đã thành niên thì việc xác định tuổi căn cứ vào lý lịch bị can và danh chỉ bản là đủ nhưng đối với người chưa thành niên việc xác định chính xác tuổi là rất quan trọng vì tính nhạy cảm của vấn đề liên quan đến việc xác định TNHS. Chỉ cần khác đ i một tháng, một ngày thậm chí là m ột giờ thì việc xác định TNHS đã khác nhau. Những kẻ xấu lợ i dụng chế định nhân đạo vẻ người chưa thành niên trong pháp luật hình sự để đối phó, chủ yếu là khai man tuổi tớ i mức không phải chịu TNHS để trốn tránh. Nếu thiếu kinh nghiệm thì chúng ta sẽ không biết cách đối phó đối với những trường hợp trên.
Muốn xác định tuổi của người chưa thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi thế nào cho đúng thì phải căn cứ vào giấy khai sinh, bản khai lý lịc h có sự xác nhận của chính quyền địa phương hay theo lờ i khai của cha, mẹ hoặc các giấy
tờ liên quan khác. Không nên coi các giấy tờ như giấy khai sinh, học bạ, sổ hộ
khẩu...là chứng cứ duy nhất để xác định độ tuổi. Các giấy tờ đó có thể bị sai
lệch so với tuổi thực vì nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng nhưng theo giấy khai sinh thì người đó chưa đủ 16 tuổi nên nếu không chứng minh được tuổi thực, người đó không phải chịu TNHS. Trên thực tế, người đó đã trên 16 tuổi, do khi khai sinh cha mẹ đã khai giảm tuổi để cho con đi học muộn.
Ngược lại có trường hợp cha mẹ khai tăng tuổi để cho con đi học sớm hơn hoặc có mục đích khác dẫn đến khi người đó phạm tội trên thực tế là dưới 16 tuổi, nhưng theo giấy khai sinh là trên 16 tuổi nên nếu không có chứng cứ khác, người đó vẫn phẩi chịu TNHS.
N ghị định 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, N ghị định quy định Điều 18: sau 1 tháng kể từ kh i đứa bé được sinh ra thì cha mẹ của đưa bé phải đến ƯBND phường, xã nơi đứa bé sinh ra để làm thủ tục khai sinh cho đứa bé. Người làm công tác hộ tịch căn cứ vào giấy khai sinh do Bệnh viện cấp và m ột số giấy tờ có liên quan (giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy chứng m inh nhân dân.v.v...) hoặc theo tờ khai của cha mẹ đẻ để đăng ký khai sinh và ghi vào sổ hộ tịch. Thông thường đa số nhân dân chấp hành đúng theo quy định của N ghị định 83/NĐ-CP. Nhưng thực tế có trường hợp đứa bé sinh ra sau 1 năm cha mẹ m ới đi đăng ký khai sinh, sửa lạ i giấy chứng m inh, khai giảm tuổi đứa bé. V í dụ: em bé sinh ra ngày 25/03/2005 đến qua năm 2006 m ới đ i đăng ký khai sinh và khai sinh ngày 25/03/2006. Có trường hợp cha mẹ lạ i khai tăng tuổi của em bé lên 1 đến 2 tuổi, ví dụ em bé sinh ngày 25/03/2006 nhưng lạ i khai sinh ngày 25/03/2005. Người trực tiếp cho đăng ký khai sinh đôi khi do nể nang hoặc không xem xét kỹ nên đã chấp nhận cho đăng ký mà không cần điều kiện gì kh á c...
K hi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội là người chưa thành niên tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi, chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi xác định tuổi của họ. Nếu gặp các trường hợp trên thì giải quyết thế nào, sẽ căn cứ vào đâu để xác định tuổi? Có trường hợp một người chưa thành niên phạm tộ i nhưng trong các giấy tờ chứng m inh, xác định độ tuổi của họ lạ i khác nhau (trong lý lịch, giấy chứng m inh, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh đều ghi độ tuổi khác nhau) hoặc cha mẹ của người đó lạ i khai khác với giấy tờ trên nên gây khó khăn trong việc xác định độ tuổi của người chưa thành niên. Để xác định độ tuổi của người chưa thành niên trong trường hợp từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào giấy khai sinh, các giấy tờ khác hay theo thực tế?.
M ặt khác, vấn đề này rấl khó đặt ra với trẻ em đường phố, sống lang thang, không có nơi cư trú rõ ràng, không có giấy khai sinh hoặc các giấy tờ cần thiết khác như học bạ, sổ hộ khẩu...Trong những trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào lờ i khai của người chưa thành niên phạm tội, lờ i khai của gia đình các em và do đó thiếu tính chính xác khi đánh giá độ tuổi người chưa thành niên phạm tộ i cũng như ảnh hưởng không nhỏ tớ i việc giải quyết vụ án hình sự. Liên quan đến các vấn đề tư pháp, trước đây có thông tư liên ngành số 03 ngày 20/6/1992 của TA N D TC -VKSN D TC -BN V có hướng dẫn xác m inh địa điểm cư trú, các trường hợp không thể xác m inh được lý lịch bị can...không hướng dẫn cách xác m inh, thủ tục xác m inh cụ thể. Nhưng đây chỉ là hướng dẫn chung không riêng gì người chưa thành niên và cũng không cụ thể. M ới nhất hiện này có Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của TAN D TC về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, công văn này chỉ hướng dẫn việc xác định tuổi theo tuần tự thời gian (như khi không xác định được ngày nào của tháng nào thì tính ngày cuối cùng của tháng, khi không xác định được tháng nào thì tính tháng cuối của năm theo hướng tính có lợ i cho bị can...) mà không hướng dẫn thủ tục xác định tuổi nên làm như thế nào? Như vậy, thủ tục xác định tuổi người chưa thành niên chủ yếu dựa vào các quy định chung và kinh nghiệm của người tiến hành tố tụng còn các quy định hướng dẫn thì không cụ thể.
Thực tiễn cho thấy rằng các cơ quan tiến hành tố tụng gặp những khó khăn trong việc xác định tuổi người chưa thành niên. Thực tế ở nước ta, việc
xác định tuổi chính xác của người chưa thành niên phạm tội không đơn giản chút nào, tình trạng khai sinh không đúng tuổi hoặc không khai sinh rất phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh, ngoài ra còn nhiều trường hợp có hai giấy khai sinh ...đều hợp pháp. Hoặc có những trường hợp một người có đến 2 hoặc 3 giấy khai sinh gốc nhưng lại khác ngày, tháng, năm sinh hoặc có
một giấy khai sinh nhưng chỉ ghi năm sinh, cũng có trường hợp lờ i khai của bố mẹ, người chưa thành niên phạm tộ i, giấy tờ lý lịch, hồ sơ về ngày, tháng, năm sinh là giống nhau nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại thu được những chứng cứ chứng minh khác với những tài liệu trên.
Vụ án sau đây là một m inh chứng:
Viện KSND huyện Thanh Chirơng và Viện KSND tỉnh Nghệ An đã giải quyết: Võ Văn Bình - sinh ngày 13/6/1973,vào ngày 17/8/1989 Bình dùng dao đâm anh Chất, gây tổn hại sức khoẻ cho anh Chất 61%. Lúc Bình phạm tội là 16 tuổi 2 tháng 4 ngày. Bình bỏ trốn, sau đó gia đình Bình đối phó bằng cách cung cấp bản sao giấy khai sinh xác định sinh năm 1977. Tại hộ khẩu gia đình, giấy kết hôn, giấy vay nợ ngân hàng, phiếu tuyển nghĩa vụ quân sự... đều xác định Bình sinh năm 1977. Vụ án b ị toà huỷ tớ i 2 lần để xác minh tuổi. Lần xác m inh thứ nhất xác m inh tại hộ khẩu N K3 xác định đúng ngày sinh là 13/6/1973, đến lần xác m inh thứ hai thì hộ khẩu này không hiểu sao bị mất (theo UBND thì do thay người quản lý). Bình và gia đình kêu kiện khắp nơi về việc truy tố oan. Trong vụ án này Kiểm sát viên đã thu thập tài liệu về quá trình học tập và tại sổ hộ khẩu NK3. Vụ án sau đó được xét xử phúc thẩm tuyên bị cáo có tội và xử phạt 12 tháng tù. K inh nghiệm trong vụ án này là: bởi vụ án kéo dài nên gia đình và bị can có thời gian và nhiều thủ đoạn đối phó như: xoá sạch các tài liệu cũ, dựng tài liệu mới hoặc chỉ cung cấp các tài liệu hình thành sau khi phạm tộ i như: Giấy kết hôn, bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình... rồ i kêu kiện. Nhờ có tài liệu xác m inh k ịp thời tại sổ NK3, tại nhà trường cấp 3 để có học bạ, thời gian học, th i của b ị can. Bằng kinh nghiệm và đánh giá chứng cứ, Viện KSND huyện Thanh Chương và Viện KSND tỉnh Nghệ An đã kiên trì giải quyết thành công vụ án.
Xác đinh điều kiên sinh sốm và siáo duc của nsườì chưa thành niên
Việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên phạm tộ i có ý nghĩa: giúp xác định chính xác hơn về mức độ trách
nhiệm; tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện phạm tội; xác định phương pháp giáo dục cải tạo. Xác định điều kiện sinh sống và giáo dục người chưa thành niên, bao gồm việc xác định những vấn đề sau: Hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh kinh tế, quan hệ bạn bè, đặc điểm về nhân thân. K hi tìm hiều những vấn đề trên ở thực tiễn cho thấy các em ở độ tuổi chưa thành niên trước khi phạm tội có m ột số em còn đi học nhưng rất ít còn phần lớn các em chán học nên bỏ học hoặc không đủ điều kiện kinh tế để đi học, một số ít ở lứa tuổi các em đi làm nhưng những việc làm của các em không ổn định, thu nhập thấp, số còn lại nói chung không nghề nghiệp hoặc đối tượng lang thang. Các đối tượng này hầu như không tham gia các hoạt động thiếu nhi, hoạt đồng Đoàn, đội. Các em tụ tập nhau lang thang, bỏ nhà ra đ i, rồ i từ đó tiếp xúc với những tiêu cực của xã hội như ma tuý, mại dâm, trộm cắp và bị cuốn theo, lô i kéo vào con đường phạm tội.
V í dụ: Theo thống kê của Cục thống kê tộ i phạm VKSNDTC ( bảng 3, bảng 4) cho thấy:
Bảng 3: Thống kê người chưa thành niên phạm tộ i đã th ô i học hoặc đi lang thang từ năm 2000 đến năm 2005.
S T T năm N gư ời C TN b ị
k h ở i tố Trong đó Đ ã th ô i hoc Đ i la ng thang 00 1 2 3 2000 3908 2034 272 2001 3928 2103 300 2002 4504 2141 197 2003 4578 2438 261 2004 5138 2044 219 2005 6420 3011 328 Tổng 28476 13771 1577 Tỷ lệ % 48.36% 5.54%
Qua bảng thống kê cho thấy, trong số người chưa thành niên phạm tội đa số người chưa thành niên phạm tội là các em đã thôi học (chiếm 48,36%)
và cộng thêm nữa là các em đi lang thang (chiếm 5,54% ). Điều này chứng tỏ rằng điều kiện sinh sống và giáo d ụ c ảnh hưởng rất lớn đến sự phạm tội của người chưa thành niên. Người chưa thành niên đi lang thang thì không có được sự giáo dục đầy đủ của gia đình, không có m ôi trường sống lành mạnh nên dễ bị sa ngã, xúi dục vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó những em đã thôi học do chán học, buộc phải thôi học do điều kiện kinh tế dẫn đến có trình độ nhận thực kém, văn hóa thấp cộng thêm độ tuổi chưa trưởng thành nên chưa phân biệt được phải trái dẫn đến vi phạm pháp luật. Như vậy các em không được giáo dục cẩn thận trong nhà trường dẫn đến dễ bị tác động bởi m ôi trường xấu, bị lô i kéo vào con đường phạm tội.
Bảng 4: T hống kê người chưa thành niên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt tro n g cả nước từ năm 2000 đến năm 2005.
STT năm S ố người CTN
bị khởi tố
Người CTN bị khởi tố có hoàn cảnh gia đình đặc biệt Có bố hoặc mẹ đã bị tù hoặc đang bị giam giữ Có bố mẹ li dị nhau Không còn bố hoặc mẹ 00 1 2 3 4 2000 3908 39 100 112 2001 3928 37 86 116 2002 4504 35 107 176 2003 4578 36 91 145 2004 5138 48 97 149 2005 6420 79 146 177 Tổng số 28476 274 627 875 Tổng số em có hoàn cảnh
gia đình đăc biêt 1776
Tỷ lệ 0.96% 2.20% 3.07%
(Nguồn: Cục tlĩống kê tộ i phạm - VKSND Tối cao)
Qua số liệu thống kê thực tế cho thấy số lượng người chưa thành niên phạm tội có hoàn cảnh gia đình đặc biệt là 1776 người chiếm 6.23%, đây là một tỷ lộ khá cao ( trong đó: người chưa thành niên có bố, mẹ đ i tù hoặc đang bị giam giữ là 274 người chiếm 0,96%; có bố mẹ li dị nhau 627 người chiếm 2,20%; không còn bố hoặc mẹ 875 người chiếm 3.07%). Những con số thực tế cho chúng ta thấy điều kiện sinh sống của gia đình và sự giáo dục đã góp phần tác động đến các em đi vào con đường phạm pháp hiện nay. Do tác động của hoàn cảnh gia đình như bố mẹ ly hôn, đi tù, sống với nhau không hoà thuận làm cho các em bị dồn ép về mặt tâm lý , từ đó dẫn các em đến con đường phạm tộ i khác nhau. Gia đình tan vỡ, dẫn đến các em bị bỏ rơ i thành trẻ em lang thang, từ đó cũng đủ thấy rằng nguy cơ vào các em lang thang, không có