Nguyên nhân và điều kiện phạm tộ i

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 42)

6. Cơ cấu của luận văn

2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện phạm tộ i

Nguyên nhân của tội phạm là các yếu tố trực tiếp làm phát sinh tội phạm, tội phạm là kết quả trực tiếp của nguyên nhân. Điều kiện của tội phạm không phải trực tiếp làm phát sinh tội phạm nhưng thúc đẩy tộ i phạm được

thực hiện. Nắm bắt được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cơ quan chức năng sẽ đề ra được các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Mục đích của hoạt động tố tụng không chỉ là xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà còn góp phần chỉ rõ những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, để từ đó có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa các tội phạm xảy ra. V ì thế, việc làm rõ các yếu tố này trong vụ án hình sự nói chung và đặc biệt là trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên rất cần thiết.

Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên là tổng hợp những nhân tố chủ quan thuộc bản thân người chưa thành niên và những nhân tố khách quan thuộc môi trường xung quanh dẫn đến hoặc thúc đẩy việc phạm tội của người chưa thành niên.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội nhằm:

- Để ra các biện pháp xử lý phù hợp và đúng đắn theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan hoặc tổ chức đó, góp phần vào việc đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả.

Trong thực tế, để làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng cần thâm nhập thực tế, cần phải thu thập tài liệu về gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội như đã phân tích trên để nghiên cứu, tìm hiểu nơi người chưa thành niên sinh sống để xác định nguồn gốc dẫn đến suy nghĩ và hành vi lệch lạc, những thói quen xấu những tình tiết dẫn đến việc hình thành ý đồ phạm tội, động cơ thúc đẩy người chưa thành niên thực hiện tội phạm. Cụ thể là:

- Nguồn gốc phát sinh những quan niệm, những thói quen phạm pháp như sự giáo dục của gia đình, sự lôi kéo rủ rê của bạn bè, sự tiêm nhiễm thói hư tật xấu của những người xung quanh.

- Những tình tiết dẫn đến việc hình thành ý đồ phạm tội và điều kiện dẫn đến người chưa thành niên thực hiện tội phạm.

- Điều kiện tìm kiếm hoặc có được công cụ, phương tiện phạm tội. - Động cơ thúc đẩy người chưa thành niên thực hiện tội phạm.

Những điểm nói trên được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp, có phương pháp đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên một cách hiệu qủa.

N ói tóm lại, việc quy định những đối tượng chứng minh độc lập khi giải quyết vụ án bị can, bị cáo chưa thành niên nhằm mục đích nâng cao tính chính xác, toàn diện và hiệu quả của các quyết định pháp lý trong hoạt động tố tụng. Ngoài ra, khoản 2 Điều 302 BLTTHS còn thể hiện sự thận trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ của quá trình chứng minh đối với vụ án bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Điều này không những góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ mà nó còn góp phần giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên trở thành một trong những công dân có ích trong xã hội, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả.

2.2. QUY ĐỊNH VỂ NGƯỜI TIẾN HÀNH Tố TỤNG.

Xuất phát từ các đặc điểm về tâm sinh lý xã hội và pháp lý của người chưa thành niên mà pháp luật tố tụng hình sự quy định những yêu cầu đặc biệt đối với người tiến hành tố tụng trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

K h i đề cập đến vấn đề này Quy tắc Bắc Kinh đã nhấn mạnh “ Để hoàn thành chức nãng của mình một cách tốt nhất, các nhân viên cảnh sát, những người thường xuyên hoặc chuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến người

chưa thành niên hay những người được giao làm công việc ngăn chặn phạm pháp ở người chưa thành niên được hướng dẫn và đào tạo một cách đặc biệt; ở

những thành phố lớn, cần thành lập những đơn vị đặc biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan đến người chưa thành niên” .

Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2003 quy định hoàn toàn phù hợp với quy tắc Bắc Kinh. Khoản 1 Điều 302 BLTTHS quy định “ Điểu tra viên, kiểm sát viên, người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộ i phải là người có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như

hoạt động đấu tranh về phòng, chống tộ i phạm của người chưa thành niên ”

Việc BLTTHS quy định những người tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phải có những tiêu chuẩn như trên là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, thái độ không coi trẻ em là đối tượng ngoại lai của xã hội, là phần tử xấu cần phải trừng trị chỉ để có thể có được khi những người này có những hiểu biết về tâm tư, tình cảm của người chưa thành niên phạm tội, thực sự thông cảm, yêu thương các em, qua đó giúp các em nhận thức được lỗ i lầm, tự giác sửa chữa để trở thành công dân có ích trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, lòng nhân đạo và bao dung có sức cảm hoá mạnh mẽ nhưng những cái đó chỉ có được ở những người có trình độ hiểu biết về người chưa thành niên. Nói cách khác, phải có kiến thức cần thiết để đặt mình vào vị trí các em, hiểu các em và qua đó phân tích, phán xét, làm sáng tỏ những vấn đề, tình tiết liên quan đến vụ án để ra một bản án thích hợp theo quy định pháp luật, có tính thuyết phục, có ý nghĩa chính trị, xã hội cao và có hiệu quả giáo dục [41,

tr.220].

Mặt khác, người tiến hành tố tụng có am hiểu về những vấn đề, những đặc điểm riêng, những cá tính của người chưa thành niên thì m ới có thể đánh giá một cách xác đáng về tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội cũng như nhân thân của người phạm tội và để từ đó áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp hơn.

V ớ i mục đích đảm bảo cho việc đánh giá, nhìn nhận các vấn đề, hành vi phạm lộ i của người chưa thành niên dưới góc độ khách quan, công bằng, tránh sự áp đặt một chiểu của người tiến hành tố tụng dẫn đến vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợ i ích hợp pháp của người chưa thành niên. Hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên không những nhằm xoá bỏ những thành kiến, trạng thái tâm lý tiêu cực của bị can, bị cáo mà còn thay đổi thái độ của các em đối với hành vi của mình, từ đó tiến hành giáo dục, cảm hoá những tâm lý tiêu cực của các em trong các hoạt động tố tụng. Chỉ thông qua giáo dục, người tiến hành tố tụng cần phải hướng đến việc làm nảy sinh, phát triển phẩm chất tích cực để đưa các em trở về với xã hội, giúp cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên hiểu được sai lầm của mình và từ đó hình thành động cơ khai báo thành khẩn, đúng đắn. Như vậy, kiến thức tâm lý, giáo dục đối với những vụ án mà bị can, bị cáo chưa thành niên là tiêu chuẩn cần thiết, quan trọng đối với người được phân công nhiệm vụ giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Ngoài những quy định về tiêu chuẩn như trên, đối với hội thẩm khi tham gia xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, luật không quy định phải có những điều kiện trên, nhưng trong Hội đồng xét xử phải có một H ội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí M inh.

Do luật chỉ quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán phải là người có hiểu biết về tâm lý chứ không quy định bắt buộc phải qua đào tạo, có chuyên môn về tâm lý học về người chưa thành niên. Quy định thiếu cụ thể này ảnh hưởng tới chất lượng điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội. Hiện nay, nước ta chưa tổ chức được những khóa đào tạo cơ bản cho người tiến hành tố tụng chuyên được phân công phụ trách những vấn đề liên quan đến hệ thống tư pháp người chưa thành niên.

hội.

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử đối với người chưa thành niên đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải thận trọng xem xét nhiều mặt: nhân thân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, hoàn cảnh phạm tội, khả năng nhận thức hành v i và hậu quả của hành vi phạm tội •v.v..để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tương lai người chưa thành niên. Để thực hiện yêu cầu đó, BLTTHS nước ta đã quy định mở rộng phạm vi đối tượng tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đó là cha mẹ, thầy cô giáo, tổ chức đoàn thanh niên...những người mà hơn ai hết hiểu rất rõ khía cạnh tâm sinh lý, những tư tưởng, tình cảm và nhân thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nên BLTTHS quy định cho những người này có quyền và nghĩa vụ tham gia hoạt động tố tụng hình sự.

Theo Điều 306 BLTTHS năm 2003 thì:

" ỉ. Đ ại diện của gia đình người b ị tạm giữ, bị can, b ị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản H ồ C hí M inh, tổ chức khác nơi người b ị tạm giữ, b ị can, b ị cáo học tập, lao động và sinh sống cố quyền và n^hĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

2. Trong những trường hợp người b ị tạm giữ, b ị can là người từ đủ 14

tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên cố nhược điểm về tâm thần hoặc th ể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lờ i khai, hỏi cung ìĩhững người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình c ố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đ ạ i diện gia đình có th ể hỏi người bị tạm giữ, b ị can nếu được Điều tra viên đồng ý ; được đưa tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nạ i; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra ".

Gia đình của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những thành viên cùng chung sống, đặc biệt cha mẹ là người gần gũi, chăm sóc giáo dục người chưa thành niên nên tính cách, ý thức, cá tính của người chưa thành niên dễ được các thành viên trong gia đình nắm bắt. Việc quy định sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội là rất quan trọng. Thông qua ý kiến của họ, những người tiến hành tố tụng có điều kiện tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm, cá tính, những ham muốn, sở thích cũng như tâm tư, tình cảm của người chưa thành niên để từ đó có những nhận định chính xác về nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích, nhân thân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng như những tình tiết khác của vụ án. Sự tham gia tố tụng của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội còn có ý nghĩa để trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích con em họ. Trong những trường hợp cần thiết, người đại diện của gia đình bị can, có quyển có mặt khi hỏi cung bị can; quyền hỏi bị can nếu điều tra viên đồng ý, được trình bày chứng cứ, đưa ra yêu cầu, khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và viện kiểm sát; đọc hồ

vụ án khi kết thúc điều tra.

Tại phiên toà xét xử, sự tham gia của đại diện gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức là bắt buộc. Quy định này giúp cho toà án hiểu rõ hơn về nhân thân bị cáo và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nhằm giáo dục, cải tạo bị cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì đại diện của phiên toà xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường và tổ chức xã hội. [39]

Gia đình, nhà trường và tổ chức tham gia tố tụng cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhằm giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội, điều này thể hiện rõ chính sách nhân đạo của nhà nước ta.

"Phải khẳng định rằng sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự là cần thiết và khách quan.

...Mục đích của sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự nhằm bảo vệ các quyền và lợ i ích hợp pháp của người bị buộc tội. Sẽ là phi dân chủ và phi khoa học nếu không thừa nhận trong tố tụng hình sự, song song tồn tại với chức năng buộc tội còn có chức năng bào chữa" [21].

Như chúng ta đã biết, người chưa thành niên do trình độ văn hoá thấp nên rất bị hạn chế về quyền bào chữa của họ. Đồng thời, người chưa thành niên rất hạn chế về hiểu biết và nhận thức xã hội, họ chưa thể thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bào chữa nên đôi k h i họ suy nghĩ rất giản đơn, coi nhẹ việc mời người bào chữa cho mình. BLTTHS quy định quyền và nghĩa vụ đặc biệt dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên có quyền được bào chữa quy định tại Điều 305 BLTTHS năm 2003. Do vậy, việc pháp luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc phải mời người bào chữa tham gia tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng và hết sức cần thiết nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu sâu rộng và tập hợp đầy đủ các tình tiết của vụ án và để tìm ra phương án giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng đắn. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Điều 15 Quy tắc Bắc Kinh: "Trong suốt quá trình tố tụng người chưa thành niên phải có quyền, được nhờ cố vấn đại diện pháp luật cho mình hoặc yêu cầu giúp đỡ pháp lý miễn phí như điều khoản quy định sự giúp đỡ như thế ở quốc gia đó. Cha, mẹ hoặc người giám hộ có quyền tham dự vào quá trình tố tụng và có thể được cơ quan có thẩm quyển yêu cầu tham dự vào quá trình đó vì lợ i ích của người chưa thành niên ..."

Đối với người chưa thành niên, khi ở vị trí người bị buộc tội, sự tham

gia của người bào chữa cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Điều 305 BLTTHS quy định:

" ỉ . Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, b ị can, b ị cáo là người chưa thành niên có th ể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, b ị cáo.

2. Trong trường hợp bị can, b ị cáo là người chưa thành niên hoặc người

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)