6. Cơ cấu của luận văn
2.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Đối VỚI NGƯỜ
diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợ i của người bị hại sẽ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên.
2.4 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN. CHƯA THÀNH NIÊN.
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng khi quyết định áp dụng biện bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trước hết phải dựa vào mục đích của các biện pháp: Ngăn chặn kịp thời các hoạt động tội phạm; ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử; không để bị can, bị cáo tiếp tục thực hiện tội phạm; để đảm bảo thi hành án.
Do những đặc điểm về tâm lý, trí tuệ, hiểu biết xã hội và chính sách nhân đạo của nhà nước ta mà việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, nhất là biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cần được quy định chặt chẽ và quyết định thận trọng trên cơ sở có tính đến sự cần thiết của việc áp dụng đó.
Điểm b Điều 37 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: "Không có trẻ em nào bị tước quyển tự do một cách hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Sự bắt bớ, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo pháp luật và chỉ được dùng đến như biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất".
BLTTHS năm 2003 quy định hoàn toàn phù hợp với Điểm b Điều 37 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Tinh thần chung là chỉ áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, đối với người chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp thật cần thiết khi áp dụng biện pháp ngăn chặn khác không có hiệu quả. Tinh thần đó đã được biểu hiện rõ ở Điểu 303 BLTTHS năm 2003 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành
niên phạm tội. Theo quy định này thì chỉ bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải đầy đủ các điều kiện sau:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang truy nã theo quy định tại các Điều 80,81,82,86,88 và 120 BLTTHS. Cũng cần lưu ý rằng họ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu đủ căn cứ quy định tại các Điều 80,81,82,86, 88 và 120 BLTTHS nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Việc quy định này thu hẹp phạm vi đáng kể người chưa thành niên bị bắt, tạm giữ, tạm giam và có ý nghĩa quan trọng thể hiện chính sách ngày càng nhân đạo của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên.
Nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là không cần thiết, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó. K h i áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam cơ quan tiến hành tố tụng cần đặc biệt chú ý đến điều kiện, chế độ tạm giữ, tạm giam, nhất là việc không giam giữ chung người chưa thành niên với người đã thành niên.
Tuy nhiên, nghiên cứu Điều 12 BLHS năm 1999 về độ tuổi chịu TNHS của người từ đủ 14 đến 16 tuổi và Điều 303 BLTTHS năm 2003 về những căn cứ bắt đối với những người thuộc lứa tuổi này chúng tôi thấy vẫn còn bất cập, chưa thể hiện được chính sách của nhà nước ta đối với người chưa thành niên.
Theo Điểu 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; trong khi đó Điều 303 BLTTHS quy định những người này có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thực chất là trong mọi trường hợp phạm tội người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đểu có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam. Quy định của Điều 303 BLTTHS khó có thể nói là đã hạn chế phạm vi áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi này.
2.4.1. V iệc bắt người
Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khỏi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện cho việc điểu tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Quyết định bắt người đụng chạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân‘ V ì vậy, cần phải hết sức thận trọng khi quyết định bắt người. Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành v i phạm tội cũng như hành v i trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, bắt người không đúng pháp luật sẽ gây hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật.
2.4.1.1.Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Đây là biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự, lệnh bắt khẩn cấp không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhưng trong thời hạn 12 giờ (theo quy định của Điều 81 BLTTHS), kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp,
Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định:
"1. Tì ong những trường hợp sau đây tlìì được bắt khẩn cấp:
a) K h i có căn cứ đ ể cho rằng người đố đang chuẩn b ị thực hiện tộ i phạm rấ t nghiêm trọng hoặc tộ i phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) K h i người b ị hại hoặc người có mặt tạ i nơi xảy ra tộ i phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tộ i phạm mà xét thấy cần ngăn chặn việc người đố trố n ;
c) K h i thấy cố dấu vết tộ i phạm ở người hoặc tạ i chỗ của người b ị nghi thực hiện tộ i phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đố trốn hoặc tiêu huỷ ngay chứng cứ."
Ngoài các căn cứ quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003 chỉ có thể bắt khẩn cấp đối với người chưa thành niên phạm tộ i khi có các căn cứ quy định tại Điều 303 BLTTHS sau đây:
- Với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm các tộ i nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm các tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Khoản 1 Điều 81 BLTTHS đặt ra đối với người đã thành niên khi người đó chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn đối vơi người chưa thành niên ngoài các căn cứ quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003 còn phải có các cán cứ quy định tại Điều 303 và chúng tôi thấy rằng Điều 303 không có gì là mẫu thuẫn mà hoàn toàn phù hợp với Điều 81. Điều 303 quy định trong trường hợp hành vi phạm tội của người chưa thành niên đã thoả mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm, nghĩa là hành vi
phạm tộ i có đủ dấu hiệu phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tộ i đó (đối với người đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm tộ i rất nghiêm trọng do cố ý và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người đủ 16 tuổi đến 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do cố ý, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).
Người chưa thành niên kh i phạm tộ i, cũng bị áp dụng biên pháp ngăn chặn này như đối với người đã thành niên. Dựa trên các căn cứ quy định tại Đ iều 82 BLTTHS năm 2003. Bắt người phạm tộ i quả tang hoặc đang bị truy nã là bắt người kh i đang thực hiện tộ i phạm hoặc ngay sau khỉ thực hiện tộ i phạm thì bị phát hiện hoặc b ị đuổi bắt. Phạm tộ i quả tang có đặc điểm là hành v i phạm tô i cụ thể, rõ ràng ai trông thấy cũng biết là tộ i phạm mà không cần phải điều tra, xác m inh. V iệc bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà m ọi công dân đều có quyển bắt. K h i áp dụng bắt quả tang hoặc đang bị truy nã đối với người chưa thành niên ngoài các quy định tại Điều 82 còn phải thoả mãn Điều 303 BLTTHS 2003: đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bắt quả tang khi phạm tộ i rất nghiêm trọng do cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng kh i người đó đang thực hiện hành v i phạm tộ i hoặc người đó vừa m ới thực hiện xong hành vi phạm tội và bị phát hiện, bị đuổi bắt; đối với người từ đủ 16 tuổ i đến dưới 18 tuổi, chỉ bắt quả tang người chưa thành niên phạm tộ i nếu họ phạm tội nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tộ i đặc biệt nghiêm trọng.
Việc người đó phạm tộ i vô ý hay cố ý, phạm tộ i nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là việc các cơ quan tiến hành tố tụng qua một quãng thời gian điều tra, truy tố, xét xử m ới có thể khẳng định được. Bên cạnh đó người bắt khó có thể xác định được tuổi người bị bắt ngay được. Như vậy việc quy định của Đ iều 303 BLTTHS về bắt quả tang đối với người chưa thành niên đã hợp lý chưa?. Trên thực tế kh i gặp các trường hợp Điều 82
là người ta bắt và giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền như Công an, Viện kiểm sát hoăc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Sau đó cơ quan có thẩm quyền mới xác định có thuộc đối tượng đặc biệt ở Điều 303 hay không. Có trường
hợp đã lập biên bản bắt người, sau đó giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, cơ quan này ra lệnh tạm giữ sau đó m ới điều tra ra được người đó có phải là người chưa thành niên hay không và áp dụng thủ tục tạm giữ, tạm giam đối với từng trường hợp. Như vậy, giả sử kh i xác định được người đó là người chưa thành niên nhưng phạm tộ i ít nghiêm trọng thì rõ ràng bắt quả tang là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự. Nhưng nếu không áp dụng như trên thì lại không còn tính quả tang nữa, không khuyên khích được toàn dân tham gia bảo vệ pháp luật, mặt khác có những vụ án nếu không bắt thì không giải quyết được vụ án. Như vậy, trên thực tế khó có thể áp dụng cùng một lúc cả Điều 82 và 303 BLTTHS.
2.4.Ỉ.3. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Bắt b ị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã b ị Toà án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Đ ối tượng của việc bắt người để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Tuy vậy, không phải m ọi bị can, bị cáo là người chưa thành niên đều bị bắt để tạm giam mà chỉ những với bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm các tộ i rất nghiêm trọng do cố ý hoặc các tộ i đặc biệt nghiêm trọng và với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm các tộ i nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tô ị rất nghiêm trọng, phạm tộ i đặc biệt nghiêm trọng và khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội thì m ới tạm giam. Việc bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên phải theo đúng quy định tại Điều 80, Điều 83 BLTTHS 2003.
Như vậy, việc bắt người chưa thành niên để tạm giam cần có những điều kiện sau:
+ Người chưa thành niên là bị can, bị cáo;
+ Người chưa thành niên ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tu ổ i phạm tộ i rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc các tộ i đặc biệt nghiêm trọng;
+ Người chưa thành niên ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổ i phạm tội
nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tộ i rất nghiêm trọng, phạm tộ i đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, để tạm giam người chưa thành niên theo chúng tôi trong mọi trường hợp phải có căn cứ cho rằng người đó có thể tiếp tục phạm tộ i, cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể trốn. Có như vậy m ới hạn chế được việc tạm giam và đáp ứng mục đích tạm giam.
Tóm lạ i, xung quanh việc áp dụng biện pháp bắt đối vớ i người chưa thành niên, ta thấy m ột vấn đề sau trường hợp thứ ba (bắt bị can, b ị cáo chưa thành niên để tạm giam ) thì người có thẩm quyền bắt đã xác định được đối tượng bị bắt là người chưa thành niên sau khi đã có quá trình xác m inh, còn 2 trường hợp trước, người bắt khó có thể xác định được tuổi của người bị bắt, lại càng khó xác định người đó ở mức tuổi đủ 14 tuổi đến 16 tuổi hay từ đủ 16
tuổi đến 18 tuổi. V ì vậy, theo chúng tôi nếu người chưa thành niên bị bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì sau khi xác định được tuổi của người chưa thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng bắt đầu vận dụng các quy định dành riêng cho người chưa thành niên.
2.4.2. Các biện pháp ngăn chặn khác.
Biện pháp "cấm đi khỏi nơi cư trú" và biện pháp "bảo lĩn h " cũng là những biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Bản chất của hai biện pháp này không buộc người chưa thành niên cách ly khỏi xã hội tạo điều kiện cho họ tiếp tục học tập, lao động một cách bình thường. H ai biện pháp này áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi
cư trú rõ ràng, trường hợp người chưa thành niên phạm tộ i nghiêm trọng, rất nghicm trọng k h i không áp dụng biện pháp tạm giam. Ngoài ra, người được bảo lĩnh không b ị hạn chế quyền công dân, họ được thực hiện các quyền miễn sao việc thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Đ iều 304 BLTTHS năm 2003 quy định nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên không cần thiết, cơ quan điều tra, V iện kiểm sát, Toà án có thể quyết định giao người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, đối với