Giai đoạn từ năm 198 0 năm

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 33)

Sự kiện nổi bật trong giai đoạn này, là việc Hiến pháp năm 1980 được ban hành. Điều 19 Hiến pháp năm 1980 quy định:

Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đề điều và công trình thủy lợi quan trong; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, cơ sở

văn hóa và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước; đều thuộc sở hữu toàn dân [12].

Bằng quy định tại Điều 19 Hiến pháp năm 1980, Nhà nước chỉ thừa nhận một chế độ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nước ta; đó là chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Các hình thức sở hữu khác về đất đai không được pháp luật thừa nhận. Thể chế hóa Điều 19 Hiến pháp năm 1980, Luật Đất đai năm 1987 đã được ban hành trong đó có các quy định:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân - dưới đây gọi là người sử dụng đất - để sử dụng ổn định, lâu dài. Nhà nước còn giao đất để sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời. Người đang sử dụng đất đai hợp pháp được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này [16, Điều 1].

"Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm hủy hoại đất đai" [16, Điều 5].

Như vậy, trong giai đoạn này bằng việc ban hành Hiến pháp năm 1980 Nhà nước chỉ công nhận một chế độ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nước ta: Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai không còn tồn tại. Điều này có nghĩa là công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai. Họ chỉ có quyền sử dụng đối với những mảnh đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, không có quyền định đoạt đất đai. Các quy định pháp luật ra đời tại thời kỳ này chỉ đề cập đến việc để thừa kế đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của cá nhân; bao gồm: nhà cửa, của cải để

dành, thu nhập hợp pháp của công dân. Việc để thừa kế đất đai bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 33)