Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 73)

đất đai, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cải tiến công tác đăng ký quyền sử dụng đất đi đôi với cải cách thủ tục hành chính về đất đai và sửa đổi lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai

Muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất thì không thể không chú trọng đến cải tiến chất lượng công tác quản lý

nhà nước về đất đai; bởi lẽ, công tác này tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để pháp luật bảo hộ quyền tài sản hợp pháp của công dân đối với đất đai. Để việc thực thi pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất có kết quả cao hơn nữa thì công tác quản lý nhà nước về đất đai cần hướng vào việc thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất đảm bảo mọi thửa đất đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như chương 2 của luận văn đã đề cập, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam vẫn còn một số lượng đáng kể người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây khó khăn, cản trở cho người dân khi thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất; bởi vì, theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 thì một trong những điều kiện để người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất nói chung và thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là họ phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất sẽ không thực hiện được quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo chúng tôi để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cần tăng cường công tác lãnh đạo các cấp, các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phấn đấu đến hết năm 2010 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra.

Thứ hai, ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam cần tập trung

hướng dẫn các địa phương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và chỉnh lý kịp thời các biến động về đất đai trong sổ sách địa chính. Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cần xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai

dưới dạng "số hóa" để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với đất đai. Hệ thống tài liệu, hồ sơ địa chính sẽ là cơ sở quan trọng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm bảo hộ quyền về tài sản của người dân đối với đất đai.

Thứ ba, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu

đối với nhà, công trình xây dựng trên đất cần được cải cách mạnh mẽ theo hướng thống nhất hoạt động đăng ký tài sản nhà, đất vào "một đầu mối" là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện. Điều này không chỉ giúp Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường thống nhất quản lý đất đai mà còn tạo thuận lợi, khuyến khích người sử dụng đất thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà. Muốn vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cần ban hành quy định về thống nhất hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng trên đất và giao cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc ngành tài nguyên và môi trường thực hiện.

Thứ tư, cần tiếp tục thực hiện việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và trợ giúp tích cực người dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình đối với đất đai (trong đó có quyền thừa kế quyền sử dụng đất). Công tác này cần được thực hiện theo những giải pháp sau:

- Rà soát các quy định về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai nói chung và trình tự, thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng để phát hiện, sửa đổi những nội dung bất cập, mâu thuẫn với thực tiễn;

- Công bố công khai, rộng rãi cho người dân biết các quy trình, trình tự, thủ tục hành chính về đất đai (trong đó có quy trình, thủ tục hành chính về thừa kế quyền sử dụng đất);

- Cải cách lề lối làm việc của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về thừa kế quyền sử dụng đất cho người dân; nâng cao trách nhiệm,

tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với đất đai gắn với công vận động "Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" v.v...

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 73)