Việc áp dụng các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo cho ngƣời sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế quyền sử

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 53)

nhằm đảm bảo cho ngƣời sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất ở tỉnh Hà Nam

Như phần trên đã phân tích quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của cá nhân; nên khi cá nhân chết, họ có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật đất đai, người để thừa kế quyền sử dụng đất phải thỏa mãn các điều kiện: (i) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii) Đất không có tranh chấp; (iii) quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; (iv) Trong thời hạn sử dụng đất; (v) Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (vi) Việc để thừa kế hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc. Người sử dụng đất thỏa mãn các điều kiện này sẽ được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế khi tiến hành điều tra xã hội học về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện quyền này gặp những khó khăn sau đây:

Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 quy định

trường hợp tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ họ, tên vợ và họ, tên chồng. Tuy nhiên ở tỉnh Hà Nam, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ bản đã hoàn thành theo quy định của Luật Đất đai năm 1993; theo đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một người đại diện cho vợ chồng mà thông thường là đàn ông (chủ hộ gia đình). Việc người vợ không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên họ dường như không có "tiếng nói" trong việc để thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy việc bảo đảm thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của họ còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Hà Nam đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay do việc tách hộ khi con cái trưởng thành, lập gia đình ra ở riêng được bố mẹ chia cho đất ở và đất sản xuất; nên có một số lượng đáng kể hộ gia đình sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây cản trở cho việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người dân; khi phát sinh tranh chấp về chia thừa kế rất khó giải quyết. Thực tế cho thấy ở một số địa phương đã làm hồ sơ đất đai từ nhiều năm trước, việc đo đạc được hoàn thành nhưng vẫn chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Khi tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất đã chết. Cán bộ địa chính ở những nơi này đã tự ý thế tên một trong những thành viên còn sống của hộ gia đình vào đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hậu quả là khi phát sinh tranh chấp, việc xử lý, giải quyết gặp nhiều khó khăn, phức tạp và mất rất nhiều thời gian.

Thứ ba, vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ cơ sở gây khó khăn, thậm

chí không tôn trọng ý chí của người để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Chúng tôi xin đơn cử trường hợp của cụ Nguyễn Thị Lan ở phường Minh Khai, Thành phố Phủ Lý; do không biết chữ cụ đã thuê luật sư lập hộ di chúc và có người làm chứng. Sau đó, cụ điểm chỉ vào bản di chúc. Tuy nhiên, khi cụ mang bản di chúc này đến Ủy ban nhân dân phường Minh Khai xin chứng thực (kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thì cán bộ tư pháp phường đã không chứng thực mà thu lại để kiểm tra. Sau đó, vị cán bộ tư pháp phường đã thông báo cho các con của cụ Lan về nội dung di chúc mà cụ đã lập. Anh Hòa - con trai cụ Lan - đã đến Ủy ban nhân dân phường Minh Khai chửi mắng và xúc phạm mẹ mình; vì anh ta được vị cán bộ tư pháp phường thông báo cho biết được hưởng phần di sản thừa kế ít hơn những người con khác. Hậu quả là cụ Lan đã phải hủy di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)