Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất đến mọi tầng lớp

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 64)

chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung và cán bộ, công chức nhà nƣớc nói riêng

Nhìn chung, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đất đai đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam song hiệu quả đạt được còn thấp. Một bộ phận quần chúng nhân dân dường như chưa nhận thức và nắm bắt được các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy khi thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất, họ không tuân theo đúng các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hơn nữa khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn về thừa kế quyền sử dụng đất, người dân khiếu kiện không đúng trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết v.v... hoặc họ tự hành xử giải quyết mâu thuẫn không theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật đất đai (trong đó có các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất) không chỉ xảy ra trong một bộ phận quần chúng nhân dân mà còn tồn tại ở một số cán bộ, công chức nhà nước thực thi pháp luật. Do chưa nắm bắt cặn kẽ, thấu đáo những quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nên khi giải quyết các vụ việc, họ áp dụng không đúng hoặc áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Để khắc

phục hạn chế này, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai theo những định hướng chủ yếu sau đây:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng cho nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thành lập các câu lạc bộ pháp luật và đời sống, tổ chức nói chuyện chuyên đề, mở chuyên mục giải đáp pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình...; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, tranh tụng, bào chữa tại phiên tòa v.v...;

- Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức Đảng cần có sự chỉ đạo sát sao việc xây dựng kế hoạch của các đơn vị địa phương. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải là một nội dung bắt buộc trong xây dựng kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành;

- Củng cố và tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phổ biến giáo dục, pháp luật các cấp; thống nhất chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật vào một đầu mối. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của cơ quan thường trực của Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật trong xây dựng kế hoạch, quản lý nguồn kinh phí khắc phục tình trạng kinh phí tản mát ở các cơ quan, đơn vị vừa gây khó khăn khi thực hiện, vừa dễ xẩy ra tình trạng "mạnh ai người nấy làm";

- Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ sư phạm và kiến thức pháp luật cho các báo cáo viên đi đôi với việc sửa đổi, bổ sung chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các đối tượng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 64)