Việc áp dụng các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất giữa các đối tƣợng đƣợc hƣởng thừa kế trong việc phân chia di sản là

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 48)

giữa các đối tƣợng đƣợc hƣởng thừa kế trong việc phân chia di sản là quyền sử dụng đất đƣợc thực hiện ở tỉnh Hà Nam

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 mà đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Người để lại thừa kế quyền sử dụng đất có thể lập di chúc cho người thân hoặc tổ chức, cá nhân khác thừa kế di sản quyền sử dụng đất của mình. Trường hợp không lập di chúc thì di sản thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được chia theo pháp luật. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật đất đai, người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, bao gồm: (i) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, con đẻ; cha mẹ nuôi, con nuôi; (ii) Ông bà nội, cháu nội; ông bà ngoại, cháu ngoại; cụ nội, cụ ngoại, chắt nội, chắt ngoại; anh chị em ruột; (iii) Cô dì, chú bác, cậu ruột của người chết.

Thực tế áp dụng các quy định này trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho thấy:

Thứ nhất, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, do đất đai ít có

giá trị; nên người dân thường không quan tâm đến việc mình có thuộc hàng thừa kế quyền sử dụng đất hay không. Họ chỉ quan tâm đến việc hưởng di sản là tài sản hoặc tiền do người chết để lại. Thậm chí có trường hợp người được hưởng thừa kế còn từ chối nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Việc định đoạt, phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất thường được các đối tượng hưởng di sản tự phân chia cho một người dựa trên yếu tố tình cảm, ruột thịt, nhường nhịn lẫn nhau.

Thứ hai, ngược lại, ở khu vực đô thị và các vùng giáp ranh đô thị do kinh tế tăng trưởng nên đất đai ở khu vực này ngày càng có giá. Do đó, việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất diễn ra rất phức tạp, kéo dài phá vỡ cấu trúc quan hệ gia đình ổn định, bền vững giữa các thành viên. Một vài ví dụ thực tế dưới đây sẽ minh họa cho nhận định này.

Ví dụ 1: Vụ án tranh chấp di sản thừa kế theo Bản án số 01/2008/DSST của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên xét xử ngày 07/01/2008 có nội dung như sau:

Ông Vũ Văn Tĩnh và bà Trần Thị Dúng ở Thôn Văn Xá, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên sinh được 4 người con gái: Đúng, Díp, Quế, Lõi. Năm 1987, ông Tĩnh và bà Dúng làm giấy cho 2 con gái là Đúng và Quế mỗi người một diện tích đất để tách hộ ở riêng. Phần đất còn lại 240m2

có nhà và bếp, ông Tĩnh và bà Dúng tiếp tục sử dụng với chị Díp. Năm 1987, ông Tĩnh, bà Dúng tiếp tục chia cho chị Díp một phần. Diện tích còn lại, ông bà sử dụng làm nhà thờ. Năm 1993, chị Díp đi ở chỗ khác, ông Tĩnh, bà Dúng lập di chúc chia tài sản của mình cho chị Lõi và chị Díp mỗi người một nửa diện tích nhà đất mà hai ông bà đang sử dụng. Việc này không được chị Đúng, Quế và Díp ủng hộ. Cuộc họp gia đình ngày 27/1/1997 có mời đại diện chính quyền thôn đến dự và đã ra nghị quyết về việc chia tài sản cho chị Díp và Lõi. Trước khi chết ông Tĩnh, bà Dúng lại nói miệng và nói nhờ người cầm tay viết "tôi chết nhà đất để làm nhà thờ" (ông Tĩnh chết năm 2001, bà Dúng chết năm 2005). Sau khi ông Tĩnh, bà Dúng qua đời các con của ông bà là chị Lõi, chị Díp tranh chấp về tài sản mà cha mẹ để lại (diện tích đất và nhà tranh chấp vẫn mang tên bà Dúng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2004).

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên đã coi bản Nghị quyết của gia đình lập năm 1997 có chữ ký của hai ông bà, người làm

chứng và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, được coi như bản di chúc hợp pháp; đồng thời Tòa án phân chia tài sản thừa kế như sau:

- Chia tài sản thừa kế là nhà thuộc quyền sở hữu của chị Díp vì là người trực tiếp sống và bảo quản, tôn tạo tài sản đó;

- Chia quyền sử dụng đất: chị Lõi được chia quyền sử dụng 100m2 đất tại thửa đất số 323, tờ phụ lục số 12 bản đồ xã Yên Bắc lập năm 2001 và 7m tường rào, 8,5m tường rào chung, sử dụng chung 12,6m2

đất làm ngõ đi chung; Chị Díp được quyền sử dụng 124m2

đất.

Nhận xét: Đây là vụ án tranh chấp di sản thừa kế về quyền sử dụng

đất, về tính chất không có gì phức tạp nhưng trên thực tế lại nảy sinh rất nhiều vấn đề mà có về tìm hiểu thực tế tại địa phương mới phát hiện được; cụ thể:

Một là, thôn Văn Xá là một làng thuần nông, người dân chủ yếu làm

nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là một làng có dân số khá đông; diện tích đất ở không nhiều, nhà dân ở sát cạnh nhau. Trước đây việc cha mẹ để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho ai trong số các con thì anh chị em cũng không đòi hỏi và coi đó là một lẽ đương nhiên không có tranh chấp khiếu kiện do giá trị đất đai thấp. Kể từ khi tỉnh Hà Nam được tái lập, đất nông nghiệp ở khu vực này bị thu hẹp do việc chuyển một phần đáng kể diện tích đất canh tác sang xây dựng các khu công nghiệp. Đặc biệt từ khi thị xã Phủ Lý được Chính phủ công nhận là thành phố thì huyện Duy Tiên được quy hoạch trở thành thị xã. Thôn Văn Xá được chọn là trung tâm của thị xã. Vì vậy, giá đất ở khu vực này tăng lên rất cao. Điều này dẫn đến việc phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về chia thừa kế quyền sử dụng đất do cha mẹ để lại giữa các thành viên trong hộ gia đình.

Hai là, do trình độ hiểu biết pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật nên người dân thường ít quan tâm tham dự các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thừa kế do các cấp chính quyền tổ chức. Vì vậy khi để lại thừa kế tài sản nhà, đất, người dân không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Ở thôn Văn Xá chưa có ai chết mà viết di chúc theo đúng qui định của pháp luật. Họ thường họp gia đình và thông báo nội dung giống như "nghị quyết gia đình chị Lõi" hoặc không lập di chúc phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp cho quá trình thụ lý giải quyết vụ việc của Tòa án nhân dân các cấp.

Ba là, qua vụ việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trên đây đã

gióng lên "hồi chuông" báo động về tình trạng gia tăng các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về chia thừa kế quyền sử dụng đất ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh đẩy giá đất tăng cao. Để giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, các cấp chính quyền của tỉnh Hà Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.

Ví dụ 2: Bản án số 03/2008/DSPT về việc kiện thừa kế:

Ngày 01/02/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm Vụ án số 03/2008/DSPT về việc kiện chia thừa kế do Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2007/DSST ngày 06/12/2007 của Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng bị kháng cáo. Nội dung vụ việc như sau:

Cụ Cầu và cụ Mỹ có 3 người con là Dư, Yên, Hội (bà Hội đã chết năm 1979 có 7 người con), Cụ Cầu chết năm 1950, cụ Mỹ chết năm 2003. Tài sản để lại là 396 m2

đất, trong đó có 353 m2 là đất hợp pháp, 43 m2 là đất chưa hợp pháp. Cụ Mỹ chết để lại di chúc chia tài sản làm 3 phần, ông Dư một phần, bà Yên một phần và các con của bà Hội một phần. Ông Yên có vợ

là bà Hồng cho rằng đất này được cụ Mỹ bán cho vợ chồng ông năm 1974 với giá 500.000 đồng (chỉ thỏa thuận miệng); nên bà Hồng đã không thừa nhận bản di chúc của cụ Mỹ và khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng. Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng đã thụ lý hồ sơ vụ việc và tiến hành xét xử sơ thẩm xác nhận di chúc do cụ Mỹ lập là hợp pháp và chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc. Không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng, bà Hồng tiếp tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.

Sau khi thụ lý hồ sơ vụ việc, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và ra phán quyết bác đơn kháng cáo của bà Hồng với lý do không xuất trình được giấy tờ chứng minh vợ chồng bà đã mua đất của cụ Mỹ; nên giữ nguyên nội dung của bản án xét xử sơ thẩm. Mặt khác, sau khi xem xét chứng cứ, tài liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bảng cung cấp cho thấy vợ chồng ông Yên và bà Hồng đã có công bồi bổ, tôn tạo thêm được 23 m2 đất nên công nhận phần tài sản này là của vợ chồng ông Yên và bà Hồng;

Nhận xét: Đây là vụ án tương đối phức tạp đã được xét xử phúc

thẩm. Xét từ góc độ của những người được nhận thừa kế cho thấy bản thân họ không hiểu hết các quy định của pháp luật về thừa kế di sản nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng nên đã cố tình khởi kiện, tranh chấp kéo dài ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ gia đình. Hơn nữa, do tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho giá trị của đất đai ở nhiều vùng quê tăng nhanh. Điều này góp phần gia tăng số lượng, tính chất phức tạp, gay gắt của các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy, bên cạnh việc triển khai tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất; các cấp chính quyền của tỉnh Hà Nam cần tăng cường công tác quản lý đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa

chính v.v nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)