Phân biệt pháp nhân với hộ gia đình:

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 33)

Bộ luật Dân sự quy định hộ gia đình là một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên không phải tất cả các hộ gia đình đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà chỉ các hộ gia đình đáp ứng một số điều kiện nhất định đó là các thành viên phải có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định mới là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này ( Điều 106 Bộ luật Dân sự ).

Ngay từ tên gọi của chủ thể này đã cho thấy những điểm khác nhau giữa pháp nhân với hộ gia đình trên phương diện là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đó là:

- Một là, xuất phát từ pháp luật về hôn nhân và gia đình thì thành viên

trong hộ gia đình có các quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân. Nếu trong hộ gia đình có những người không có năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi thì ngay trong gia đình đó đã có người đại diện đương nhiên để tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Còn đối với pháp nhân, chủ thể của pháp nhân phải là những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Hai là, cũng xuất phát từ khái niệm hộ gia đình nên số lượng thành viên trong hộ không có giới hạn tối đa nhưng phải có ít nhất hai cá nhân trở lên, còn với pháp nhân chỉ cần một chủ thể là cá nhân hay tổ chức.

- Ba là, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì năng lực chủ thể

của hộ gia đình có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực. đó là: “hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác dó pháp luật quy định” (Điều 106 Bộ luật Dân sự ), còn pháp nhân được quyền tự do kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

- Bốn là, Hộ gia đình hoạt động với tư cách chủ thể trong quan hệ pháp

luật dân sự thông qua đại diện của hộ gia đình đó là chủ hộ. Người đại diện cho hộ gia đình xác lập, thực hiện các giao dịch làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cả hộ, đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm với tư cách chủ thể. Trước tiên, trách nhiệm của hộ gia đình được thực hiện bằng khối tài sản chung của hộ; nếu khối tài sản chung của họ không đủ thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm hữu hạn liên đới bằng tài sản riêng của mình.Còn pháp nhân, do có lá chắn là “trách nhiệm hữu hạn các thành viên không phải liên đới chịu trách nhiệm.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 33)