Về vấn đề pháp nhân công quyền và pháp nhân tƣ (hay pháp nhân kinh doanh ):

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 84)

kinh doanh ):

Một pháp nhân hình thành do việc lập ra một tổ chức mà người thành lập không trở thành thành viên của pháp nhân ( VD như: Nhà nước thành lập một cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp nhà nước ). Sự phân biệt căn bản nhất trong các loại hình pháp nhân là sự phân biệt pháp nhân theo luật tư và luật công. Pháp nhân theo luật tư là pháp nhân được thành lập theo văn bản thành lập pháp nhân theo hình thức pháp lý tư. Đó là hợp đồng công ty, nghị quyết của đại hội xã viên... Điều quan trọng là những pháp nhân loại này có mục đích hoạt động trong những lĩnh vực do luật tư điều chỉnh. Pháp nhân công quyền, được thành lập theo quyết định của cơ quan quyền lực.

Trong khi đó, trong mỗi loại pháp nhân như vậy, cũng có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Điều 100 Bộ luật Dân sự có liệt kê, thể hiện nhiều dạng biểu hiện khác nhau của pháp nhân, nhưng dường như không theo tiêu chí luật công và luật tư.

Sự khác nhau căn bản giữa pháp nhân ( hiểu theo nghĩa truyền thống – pháp nhân dân sự, pháp nhân kinh tế ) và pháp nhân công quyền ở chỗ vì các pháp nhân công quyền tồn tại và hoạt động vì công quyền, không vì kiếm lợi nhuận nên chúng hoạt động bằng nguồn tài chính từ ngân sách. Do đó, mỗi pháp nhân công quyền đều có ngân sách riêng, song nhìn chung nó không nằm ngoài tổng ngân sách của nhà nước và đặc biệt nó được cấp hàng năm với mức độ khác nhau. Nói cách khác, chúng không có tài sản tách bạch, tài sản độc lập hiểu theo nghĩa dân sự và hơn thế nữa chúng cũng không thể chịu

trách nhiệm hữu hạn. Bởi lẽ trách nhiệm hữu hạn là tình trạng trách nhiệm về tài sản nảy sinh do pháp nhân tuyên bố phá sản. Trong khi đó, một pháp nhân công quyền như cơ quan nhà nước hoặc thậm chí cả Nhà nước không thể bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các pháp nhân cần có sự phân biệt và điều chỉnh riêng đối với pháp nhân công quyền và các pháp nhân tư bởi các ngành luật khác nhau.

KẾT LUẬN

Pháp nhân, ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật.

Trong xã hội dân sự ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên và phổ biến nên tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề làm rõ bản chất pháp lý của pháp nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, từ đó giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là hết sức cần thiết nhằm làm cho các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự.

Qua việc nghiên cứu bản chất pháp lý của pháp nhân và tìm hiểu thực trạng địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành cho thấy thực tiễn hoạt động của pháp nhân và tác giả đã đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp tạo điều kiện để các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự đồng thời là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phù hợp với các thông lệ quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)