Phân biệt pháp nhân với tổ hợp tác

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 31)

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự ( Điều 111 Bộ Luật Dân sự )

Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra trên cơ sơ hợp đồng hợp tác cùng nhau hưởng lợi.

Như vậy, khái niệm tổ hợp tác cho thấy giữa pháp nhân nói chung và pháp nhân là các doanh nghiệp nói riêng với tổ hợp tác có những điểm khác biệt, đó là:

- Một là, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác để thực hiện “những công việc nhất định”. Còn pháp nhân được hình thành không chỉ trên cơ sở sự thoả thuận, hợp tác của các cá nhân, tổ chức mà còn do ý chí chủ quan, mệnh lệnh của cá nhân, tổ chức như các pháp nhân được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

- Hai là, về chủ thể tham gia thành lập tổ hợp tác chỉ có thể là cá nhân và từ ba cá nhân trở lên còn chủ thể tham gia thành lập pháp nhân có thể là cá nhân, tổ chức

- Ba là, về chức năng hoạt động thì tổ hợp tác được thành lập để thực

hiện các “công việc nhất định” để phục vụ lợi ích trước hết là cho từng tổ viên và sau đó là tạo tích luỹ chung của tổ theo thoả thuận ( Điều 21 Nghị định 151 quy định về Tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác ) còn pháp nhân không chỉ thực hiện chức năng phục vụ lợi ích của chủ sở hữu mà có pháp nhân còn thực hiện chức năng công quyền, quản lý nhà nước.

- Bốn là, khi tham gia vào pháp nhân là doanh nghiệp chủ thể đã thực

hiện đầu tư một khoản vốn nhất định vào doanh nghiệp đó, cùng hưởng lợi và cùng chịu rủi ro trong phạm vi số vốn mà mình đã đầu tư đó. Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được rút khỏi công ty khi nhượng lại phần vốn của mình cho chủ thể khác.Còn khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã góp khi hình thành tổ hợp tác theo thoả thuận.

- Năm là, nguyên tắc mang tính đặc trưng của tổ hợp tác đó là hoạt động

trên cơ sở tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai và cùng có lợi, ngoài ra tổ hợp tác còn hoạt động với mục đích tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên tham gia tổ hợp tác, cùng góp vốn, cùng góp sức, cùng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, tổ viên tham gia tổ hợp tác có tiếng nói ngang nhau, đều được tham gia biểu quyết về một vấn đề bằng một lá phiếu. Khác với công ty cổ phần, tiếng nói của cổ đông phụ thuộc vào số lượng, tính chất cổ phần mà cổ đông nắm giữ ở công ty đó.

- Sáu là, về trách nhiệm đối với các quyền và nghĩa vụ dân sự. Pháp nhân

thực hiện trách nhiệm đối với tài sản là trách nhiệm hữu hạn như đã phân tích ở trên. Còn với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi tham gia

vào các quan hệ pháp luật dân sự tổ hợp tác có quyền, nghĩa vụ dân sự và chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của tổ. Nhưng nếu tài sản chung đó không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì lúc đó các tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng đã đóng góp bằng tài sản riêng của họ. Như vậy, khác với pháp nhân, trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác là trách nhiệm vô hạn. Thậm chí khi tổ viên liên đới chịu trách nhiệm theo phần đã đóng góp, nhưng trong trường hợp có tổ viên không thực hiện nghĩa vụ, người có quyền có thể yêu cầu các tổ viên khác phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)