Các loại pháp nhân:

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 26 - 28)

Một pháp nhân phải có đủ các điều kiện theo quy định và ngược lại một tổ chức có đủ các điều kiện nêu trên được coi là một pháp nhân. Tuy nhiên, các pháp nhân có những nhiệm vụ, mục đích cũng như hình thức sở hữu khác nhau cho nên có thể phân loại pháp nhân theo nhiều dấu hiệu khác nhau.

Thứ nhất, căn cứ vào trình tự thành lập pháp nhân, phân ra ba loại sau:

- Pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh đó là các cơ quan quản lý nhà nước được thành lập theo quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền như: các Bộ quản lý ngành, các đơn vị vũ trang...

- Pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép thành lập như: các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp

- Pháp nhân được thành lập theo trình tự công nhận như: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần....

Thứ hai, căn cứ vào mục đích của pháp nhân thì có pháp nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội vì lợi ích công cộng, không nhằm mục đích kinh doanh, như:

các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang. Có loại pháp nhân có mục đích xã hội như các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.... Có loại pháp nhân được thành lập để nhằm mục đích kinh doanh như: các Công ty, các hợp tác xã....

Thứ ba, căn cứ vào hình thức sở hữu, có pháp nhân được sở hữu của nhà nước, hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp như các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện; Có loại pháp nhân được sở hữu tập thể của một số cá nhân hoặc pháp nhân, như Công ty, hợp tác xã...; Có loại pháp nhân được sở hữu trên cơ sở đóng góp của một số hội viên, như các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp...

Điều 100 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định các loại pháp nhân, bao gồm:

 Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.  Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.  Tổ chức kinh tế.

 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

 Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

 Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự. Trong đó, pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang là những pháp nhân được Nhà nước giao tài sản để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội vì lợi ích công cộng, không nhằm mục đích kinh doanh, như: các cơ quan hành chính các cấp, trường học, bệnh viện, các cơ quan an ninh, quốc phòng. Các pháp nhân này hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi kinh phí đó. Trong trường hợp cơ quan nhà nước,

đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến hoạt động có thu bằng tài sản có được từ hoạt động này.

Pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được thành lập để hoạt động phục vụ lợi ích chung của xã hội, được quy định bởi điều lệ của các tổ chức này. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, các tổ chức này tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định các tài sản không được sử dụng để chịu trách nhiệm dân sự như: trụ sở cơ quan Đảng, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh...

Pháp nhân là các tổ chức kinh tế được tồn tại dưới các tên gọi khác nhau như: Công ty, hợp tác xã... Với mục đích hoạt động kinh doanh, được thành lập theo các trình tự, thủ tục khác nhau. Tài sản của các tổ chức này thuộc các hình thức sở hữu khác nhau nhưng là tài sản riêng của các tổ chức đó và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó.

Pháp nhân là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện: mỗi loại tổ chức có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với mục đích và nhiệm vụ được quy định trong điều lệ của các tổ chức đó. Tài sản của các pháp nhân dạng này được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên và các nguồn khác phù hợp với pháp luật và điều lệ. Các tổ chức này phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Trong trường hợp tổ chức chấm dứt hoạt động thì tài sản không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)