Đại diện pháp nhân:

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 65 - 69)

Pháp nhân thực hiện các giao dịch về tài sản thông qua người đại diện. Năng lực hành vi của pháp nhân chỉ có thể được biểu hiện bằng những hành vi của những con người cụ thể. Trong các quan hệ tài sản, để tránh việc người đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện của mình thực hiện những hành vi mang lại các nghĩa vụ về tài sản bất lợi cho pháp nhân, pháp luật quy định hai nội dung cơ bản về người đại diện cho pháp nhân là: Thẩm quyền đại diện và trách nhiệm về việc thực hiện những hành vi vượt quá thẩm quyền của người đại diện. Nói cách khác, quy định về chế định đại diện cho pháp nhân là cơ sở để cá thể hoá trách nhiệm, trách nhiệm nào là của pháp nhân và trách nhiệm nào thuộc về người đại diện pháp nhân.

Chế định người đại diện cho pháp nhân được Bộ luật Dân sự quy định từ Điều 139 đến Điều 148. Nội dung của chế định này là nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện.

Điều 93 Bộ luật Dân sự quy định: “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên pháp nhân đối với các nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh

pháp nhân. Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân”.

Quy định trên đây là cơ sở pháp lý để xem xét trách nhiệm của pháp nhân hay trách nhiệm của người đại diện pháp nhân trong một giao dịch tài sản cụ thể. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về sự liên thông của hiệu lực áp dụng của Bộ luật Dân sự đối với những quan hệ kinh tế - thương mại. Bởi vì, tại Điều 1 quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự: “Bộ luật Dân sự quy định chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự‟. Với vai trò là đạo luật gốc, điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong đời sống dân sự, các nhà khoa học pháp lý đều thống nhất cho rằng việc viện dẫn những quy định chung của Bộ luật Dân sự là tất yếu trong hoạt động áp dụng pháp luật với những quan hệ kinh tế - thương mại. Với lập luận này, chúng ta có thể viện dẫn tới chế định người đại diện trong Bộ luật dân sự để áp dụng vào những quan hệ kinh tế - thương mại, khi xem xét trách nhiệm nào thuộc về công ty và trách nhiệm nào thuộc về người đại diện công ty.

Người đại diện cho các pháp nhân kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những hành vi làm dịch chuyển tài sản của pháp nhân công ty vào trong lưu thông. Pháp luật quy định rất chặt chẽ và cụ thể về thẩm quyền cũng như trách nhiệm của những người này. Về cách thức lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty, có hai cách thức sau: Theo pháp luật quy định hoặc theo sự thoả thuận của các chủ thể sáng lập công ty. Trong rất nhiều trường hợp, Luật Doanh nghiệp quy định về thẩm quyền của người đại diện mang tính bắt buộc chung. Chẳng hạn, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, phạm vi thực hiện đại diện của người đại diện được pháp luật giới hạn: “Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất”

(Điều 120 Luật Doanh nghiệp) hoặc Đại hội cổ đông chấp thuận các hợp dồng và giao dịch khác trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 120 Luật Doanh nghiệp. Nếu có sự vượt quá thẩm quyền thì hợp đồng sẽ vô hiệu, những người gây ra thiệt hại phải bồi thường…

Chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số quy định để làm sáng tỏ về tính chặt chẽ của pháp luật trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người đại diện và pháp nhân. Vấn đề đặt ra là với những quy phạm mang tính chất mệnh lệnh như trên, có làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động, quản lý của công ty hay không? Theo quan điểm riêng của chúng tôi, những quy định này là cần thiết, khi chúng ta còn thiếu những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý công ty, những yếu tố đảm bảo cho trật tự chung của nền kinh tế cũng đang dần dần hình thành. Để đảm bảo tính có trật tự và sự lành mạnh của nền kinh tế, những quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể cần được pháp luật điều chỉnh có tính chất định hướng bằng những quy phạm mang tính bắt buộc chung. Trên thực tế, người đại diện cho pháp nhân và pháp nhân không phải là một. Suy cho cùng, ẩn chứa bên trong mối quan hệ giữa pháp nhân và người đại diện pháp nhân là quan hệ về lợi ích. Do đó, những quy định này thực chất là bảo vệ cho bản thân pháp nhân và những người khác không bị thiệt thòi, bởi sự thực hiện trách nhiệm thiếu sự cẩn trọng, trung thực của những người đại diện trong khi thực hiện quyền hạn của mình.

Với những trái vụ mà vì sự bất cẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm của những người đại diện mà dẫn tới những khoản nợ (có thể làm cho công ty phá sản) thì những chủ nợ sẽ được bảo vệ bằng việc truy cứu trách nhiệm thuộc về cá nhân hoặc liên đới của những người này.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù Điều 93 Bộ luật Dân sự quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân” nhưng tại điểm b khoản 1 điều 130 Luật Doanh nghiệp lại quy định thành viên công

ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Điều này trở lên bất cập và được tác giả luận văn phân tích cũng như đưa ra quan điểm của mình tại chương III của Luận văn.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)