Phân biệt pháp nhân với cá nhân

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 29 - 31)

Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Trong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên.

Cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng pháp nhân khác cá nhân ở các điểm sau:

- Một là, pháp nhân là một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, do con

người quy định các điều kiện, dấu hiệu pháp lý cho nó còn cá nhân là một chủ thể tự nhiên, không cần “ai” quy định các dấu hiệu pháp lý của chủ thể này.

- Hai là, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì cả cá nhân và

pháp nhân đều phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Nhưng năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân xuất hiện và chấm dứt ở cùng một thời điểm (Điều 86 Bộ Luật Dân sự) tức là phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân, còn “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” ( Điều 16 Bộ Luật Dân sự ), năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi do pháp luật quy định.

- Ba là, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp

nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình, còn năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân đều như nhau ( Điều 14 Bộ Luật Dân sự ).

- Bốn là, pháp nhân thực hiện hành vi của pháp nhân thông qua cơ quan

của pháp nhân hoặc thông qua việc “uỷ quyền” còn từng cá nhân bằng năng lực hành vi của mình tự xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

- Năm là, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình do những hành vi do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân cũng không chịu trách nhiệm thay cho thành viên pháp nhân đối với những nghĩa vụ dân sự do thành viên pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, đồng thời thành viên pháp nhân cũng không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với những nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện ( Điều 93 Bộ luật Dân sự ). Còn cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, có trường hợp cá nhân do không có đầy đủ năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình được thực hiện thông qua người giám hộ.

Mặc dù khoản 3 điều 93 Bộ luật Dân sự quy định “thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện” nhưng tại điểm b khoản 1 điều 130 Luật Doanh nghiệp lại quy định thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Điểm khác biệt, mâu thuẫn này được tác giả đưa ra quan điểm của mình ở phần sau của Luận văn.

Việc phân tích hai chủ thể pháp nhân và cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự, thương mại là rất cần thiết. Khái niệm về pháp nhân không có liên quan đến vấn đề cá nhân hay tập thể, số ít hay số nhiều của những con người. Nói như vậy đã có thời kỳ khoa học pháp lý của chúng ta nhầm tưởng rằng “tổ chức” hay “tập thể” là dấu hiệu của pháp nhân. Pháp nhân không phải là con người, song không phải mọi tổ chức đều là pháp nhân. Chỉ có tổ chức thực hiện nguyên tắc tách bạch về mặt tài sản mới có điều kiện quan trọng đầu tiên để trở thành pháp nhân. Ý tưởng về tách bạch tài sản nhằm xác định tư cách độc lập về mặt pháp lý cho một tổ chức được gọi là pháp nhân còn

dẫn đến hậu quả pháp lý dân sự nữa là khẳng định tính chất trách nhiệm hữu hạn của loại tổ chức này khi tham gia các quan hệ tài sản. Trong khi đó, bất kỳ ở đâu, cá nhân hay tổ chức khi không thực hiện nguyên tắc tách bạch này đều hưởng quy chế trách nhiệm vô hạn trong các quan hệ tài sản. Vô hạn hay hữu hạn là tính chất của chế độ đảm bảo tài sản khi tham gia các quan hệ tài sản. Và cũng xuất phát từ nguyên tắc tách bạch về tài sản này mà quan điểm về pháp nhân là các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang ... hay còn gọi là pháp nhân công quyền được hưởng quy chế TNHH khi tham gia vào các quan hệ dân sự được tác giả luận văn đưa ra ý kiến của mình ở phần sau của luận văn.

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)