Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 61 - 65)

phép thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân xuất hiện. Năng lực hành vi dân sự của mỗi pháp nhân được thể hiện thông qua hành vi của người điều hành pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân. Hành vi của người điều hành pháp nhân không tạo ra quyền và nghĩa vụ dân sự cho chính họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra quyền và nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân đó. “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình” ( Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự ). Một pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định rõ trong quyết định thành lập hoặc trong điều lệ của pháp nhân. “Mục đích và phạm vi hoạt động” của pháp nhân được quy định trong Điều lệ của pháp nhân ( điểm b khoản 2 điều 88 ).

Khoản 1 điều 88 Bộ luật Dân sự quy định: Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.

“Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng khác không nhằm mục đích kinh doanh là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự” ( khoản 1 điều 101 Bộ luật dân sự ). Mục đích hoạt động của cơ quan nhà nước đã được thể hiện ngay tại quyết định thành lập. Cơ quan nhà nước được trao các quyền dân sự cũng như các nghĩa vụ dân sự nhằm thực hiện mục đích hoạt động khi được các cơ quan có thẩm quyền thành lập ra nó.

“Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội theo điều lệ là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự”( khoản 1 điều 102 Bộ luật

dân sự ). Mục đích hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là nhằm mục tiêu chính trị, xã hội và được thể hiện tại Điều lệ của tổ chức đó. Các pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ. Các pháp nhân này được thành lập đều nhằm mục đích của hội, của xã hội, vì vậy, các quyền và nghĩa vụ dân sự của các tổ chức này đều được quy định tại Điều lệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận và bảo vệ..

Pháp nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích kinh doanh. Mục đích hoạt động của pháp nhân là các tổ chức kinh tế được quy định cụ thể tại Điều lệ của pháp nhân. Các quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân mà cụ thể là ngành nghề kinh doanh, quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, quyền và nghĩa vụ về tài chính ... được quy định cụ thể tại điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân có trách nhiệm đăng ký kinh doanh và thực hiện kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký đồng thời thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.

Xuất phát từ quan điểm tự do kinh doanh, Luật doanh nghiệp đã tạo cho doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điều 8 Luật Doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp có các quyền sau:

 Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

 Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.  Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

 Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

 Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

 Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.  Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

 Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

 Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

 Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Song song với quyền, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ nhằm đạt được mục đích kinh doanh của mình đó là:

 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

 Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.  Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu

 Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)