Đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 92)

Với sự phát triển và biến động của thị trường tài chính hiện nay các công cụ tài chính phái snh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, hợp đồng quyền chọn … là những công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro. Thị trường REPO là công cụ hữu hiệu giúp tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản của các TCTD mới một cách nhanh chóng. Hợp đồng Forward và Future cũng là công cụ để “khóa” lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro lãi suất thị trường khi có biến động. Đặc biệt Swap giúp TCTD cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối. Do đó, NHNN cần đưa ra một hành lang pháp lý rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phái sinh này phát triển. Sắp tới, việc Vụ Ngoại hối, cơ quan đầu mối của hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ mở lại thị trường phái sinh, sẽ hỗ trợ cho các TCTD nói chung và công ty tài chính nói riêng một công cụ mới để hạn chế rủi ro.

84

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính là hoạt động đem lại rủi ro cao. Do vậy, quản trị rủi ro thanh khoản là một yêu cầu cấp thiết phải thực hiện đối với các tổ chức tài chính (TCTD). Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế bất ổn trong thời gian gần đây thì càng đặt nặng áp lực quản trị thanh khoản trong các TCTD, phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp theo thông lệ và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Công ty là một vấn đề thực sự nan giải.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài đã nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ bản về quản trị thanh khoản đối với mô hình CTTC và đánh giá tình hình, thực trạng, những mặt làm được cũng như những tồn tại của Công ty trong hoạt động này. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Công ty.

Tuy bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên không thể không có những thiếu sót nhất định. Chính vì vậy tác giả rất mong được nghe nhận xét của thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm về vấn đề này.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng anh:

1. Peter S.Rose (1999): “Commercial Bank Management”, Irwin USA.

2. Rudolf Duttweiler (2009), “Managing Liquidity in Banks”

Tiếng việt:

3. Luật các TCTD, năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính

4. Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản trường đại học Kinh tế quốc

dân

5. Nguyễn Duy Sinh (2009): “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh

khoản trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam” (2005), kỷ yếu Hội thảo khoa học, thường trực Hội đồng khoa học & Công nghệ ngân hàng, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nxb Phương Đông.

7. “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam” (2007), hội thảo khoa học cấp Ngành, Học viện Ngân hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt.

8. Nguyễn Tường Vân (2004): “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh

khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, học viên Ngân hàng.

9. Nguyễn Văn Tiến (2003): “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng”, Nxb Thống Kê, Hà Nội

10. Phí Trọng Hiển (2005): “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý luận thách

thức và giải pháp cho hệ thống NHTM Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Ngành, Nxb Phương Đông.

86

11. Nguyễn Đại Lai (2005): “Vấn đề quản trị rủi ro và thạm khảo kinh

nghiệm về xử lý rủi ro ngân hàng của một số nước trong khu vực”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Ngành. Nxb Phương Đông.

12. Phan Thị Thu Hà (2009): “Quản trị ngân hàng thương mại”. Nxb Giao

thông Vận tải, Hà Nội

13. Thái Văn Long (2004): “Nhìn lại vấn đề đổi mới quản lý vĩ mô của công

ty Hàn Quốc sau khủng hoảng 97”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới. Số 5 (97).

14. Nguyễn Ngọc Long (2003): “Triển vọng kinh tế Mỹ Latin”, Tạp chí Tài

chính, Số 7/Tháng 4/2003.

15. Trịnh Thị Hoa Mai (2001): “Kinh tế học tiền tệ ngân hàng”, Nxb Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

Các website 1. www.uob.com.sg; 2. www.sbv.org.vn 3. www.agribank.vn 4. www.vcb.vn 5. www.vietinbank.vn 6. www.bidv,vn 7. www.acb.vn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 92)